Người con Nam Định

21/02/2024 | 23

Nam Định được thành lập năm 1831 ( Năm Minh Mạng thứ 12). Xét về lịch sử quá khứ đầu đời Trần là lộ Thiên Trường. Năm 1466 ( Năm Quang Thuận thứ 7) đặt là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1468 ( năm Quạng Thuận thứ 10 đổi là thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 ( năm Hồng Đức thứ 21) gọi là xứ Sơn Nam. Năm 1746 (Năm Cảnh Hưng thứ 2) chia thành trấn Sơn Nam Thượng và trấn Sơn Nam Hạ.Năm 1822 ( Minh Mạng thứ 3) Trấn Sơn Nam Hạ đổi thành đổi thành trấn Nam Định. Năm 1831, trấn Nam Định đổi thành tỉnh Nam Định

 

南  定 名  人

Giới thiệu đất nước và con người tỉnh Nam Định

I- Địa lý hành chính

1)-Giới thiệu sơ lược:     

     Tỉnh Nam Định quê ta nằm trọn nam đồng bằng châu thổ sông Hồng với:

          Dịên tích là 1.637km2.

Dân số : 1,935,000 người (Nam Định là tỉnh luôn giảm dân số cơ học).

          Dân tộc chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh) ngoài ra còn có người Mường, người Tày và  Hoa.

          Nam Định được thành lập năm 1831 ( Năm Minh Mạng thứ 12). Xét về lịc sử quá khứ đầu đời Trần  là lộ Thiên Trường. Năm 1466 ( Năm Quang Thuận thứ 7) đặt là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1468 ( năm Quạng Thuận thứ 10 đổi là thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 ( năm Hồng Đức thứ 21) gọi là xứ Sơn Nam. Năm 1746 (Năm Cảnh Hưng thứ 2) chia thành trấn Sơn Nam Thượng và trấn Sơn Nam Hạ.Năm 1822 ( Minh Mạng thứ 3) Trấn Sơn Nam Hạ đổi thành đổi thành trấn Nam Định. Năm 1831, trấn Nam Định đổi thành tỉnh Nam Định.

Trước đây sông Hồng chảy ra biển theo con sông Sò thuộc đất Nam Định, dòng chảy ra cửa Ba Lạt chỉ là cáI lạch nhỏ, cửa Ba Lạt chỉ cần cáI cầu khỉ với ba luộc lạt là qua được. Nhưng năm 1787 ( năm vua Lê Chiêu Thông bỏ chạy sàng Tàu cư trú chính trị), có một trận lũ lớn, dòng sông Hồng chảy thẳng ra cửa Ba Lạt, cắt huyện Giao Thuỷ sang đất Nam Định như ngày nay.

Năm 1965, Nam Định và Nam Hà sáp nhập thành tỉnh Nam Hà.

Tháng 12 năm 1975, Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Năm 1992, tách Ninh Bình trở lại tỉnh Nam Hà.

Năm 1996, tỉnh Nam Định tái lập. Theo Quyêt định số: 2106 QĐ TTG,Ngày 29/11/2011 , thành phố Nam Định được công nhận là thành phố loại I trực thuôc tỉnh.

Nam Định có một thành phố Nam Định, 9 huyện (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Nịnh, Nam Trực, Nghĩa Hưng).

          Nam Định có bờ biển dài 72 km, cách thủ đô Hà Nội 90 km, được lối liền với thủ đô cả ba loại đường giao thông : sắt, thuỷ , bộ.

2)-Một số tư liệu quan trọng về Nam Định{

-Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Nam Định có những cống hiến cho đất nước:

-Trên 36.000 Liệt sỹ;

-2.855 Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng;

-Trên 25.000 Thương binh;

-Trên 16.000.Bệnh binh;

-Trên 500 cán bộ Lão thành Tiền khổi nghĩa;

-Gần 1.600 Cán bộ tù đày;

-Trên 50.000 Người có công và Thân nhân đang hưởng trợ cấp;

-Kinh phí trợ cấp cho tất cả các người hưởng Chính sách hàng tháng trên 80 tỷ đồng. Tính ra cả năm là gần 1.000 tỷ mà Trung ương phải  chuyển về cho tỉnh thực hiện chính sách Người có công ;

-Cả tỉnh có 214 NGhĩa trang Liệt sỹ, 9 Đền thờ Liệt sỹ.

II-Các mốc son lịch sử:

1)- Đảng bộ Đảng Cộng sản Nam Định được thành lập năm 1927 do Đ/C Nguyễn Văn Hoan làm Bí thư ( Ô Nguyễn Văn Hoan nhà tại số 5 phố Yiết Kiêu TP Hà Nội);

2)-Nhân dân Nam Định giành chính quyền ngày 21/8/1945 do Đ/C Đặng Châu Tuệ làm chủ tịch lâm thời;

3)- Ngày 1/7/1954 Trung đoàn 46 đã tiến vào giảI phóng Nam Định. Nam Định là thành phố đầu tiên trước ngày  ký hiệp định Giơ - Ne.(22/7/1954)

4)-Bí thư tỉnh ủy Nam Định  qua các thời kỳ:

-16/7/7/1929 Đ/C Nguyễn Hới làm Bí thư;

-Năm 1937 Đ/C Đặng Hữu Rạng ( tức Đặng Việt Châu) làm Bí thư;

-Tháng 12 năm 1947 Đ/C Hoàng Văn Tiến làm Bí thư;

-Năm 1949 Đ/C Trần Xuân Bách làm Bí thư;

- Ngày 28 tháng 12 Năm 1961 Đ/C Lê Thành làm Bí thư;

-Ngày 8/6/1968 Đ/C Phan Điền làm Bí thư;

-Ngày 31/11/1979 Đ/C Tạ Hồng Thanh làm Bí thư;

-Ngày 29/3/83 Đ/C Nguyễn Văn An làm bí thư;

-Ngày  19/8/1992 Đ/C Bùi Xuân Sơn làm Bí thư;

-Ngày 9/5/1996 Đ/C Trần Minh Ngọc làm Bí thư;

-Ngày 25/2/2000 Đ/C Trần Văn Tuấn làm Bí thư;

-Ngày 25/11/2005 Đ/C Chu Văn Đạt làm Bí thư;

-Tháng 9 năm 2010 Đ/C Phạm Hồng Hà làm Bí thư;

-Ngày 6/3/2015 Đ/C Nguyễn Khắc Hưng làm Bí thư

-Ngày 24/9/2015 Đ/C Đoàn Hồng Phong làm Bí thư.

-Hiện tại Đ/C Phạm gia Túc đang giữ chức Bí thư.

III- Văn hoá:

          -Là một tỉnh có truyền thống của phong trào Dậy tốt – học tốt; Có rất nhiều học sinh đạt Quốc gia và Quốc tế. Đặc biệt có trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong TP Nam Định là một trong tốp 10 trường Trung học phổ thông nổi tiếng toàn quốc; Là cáI nôI đào tạo ra nhiều lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam và học sih giỏi đạt giảI Quốc tế.

          -Là cáI nôI của các điệu chèo, hát văn . Nhạc cụ có sáo, nhị kèn.

          -Thắng cảnh : BãI biển Hải Thịnh, Quất Lâm, đảo Cồn Lu, Cồn Ngạn, làng vườn cảnh Nam Điền. Đặc biệt là vườn quốc gia Xuân Thuỷ, một sân chim của quốc tế, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

          - Lễ hội:

          1- Lệ Hôii Phủ Dầy, thuộc xã Kim Thái  huyện Vụ Bản cách thành phố Nam Định 15 km. Hội Phủ Dầy mở hàng năm từ mồng 3 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Phủ Dầy là Bà Chúa Liễu Hạnh, dân gian thường gọi là Thánh Mẫu. Hát văn, tục lệ thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là Văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2016. (lễ hội giỗ mẹ)

          2-Hội chợ Viềng vào ngày mồng 7,8 tháng giêng âm lịch tại thôn Trung Thành xã Kim Thái.

\         3- Lễ hội đền Trần vào cả tháng 8 âm lịch và giỗ chính Đức Thánh Trần vào ngày 20/8 âm lịch. Dân gian thường gọi là giỗ Cha

Nhà thờ Bùi Chu (Xuân Trường Nam Định)         

   

    Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy, Nam Định)       

Bảo tàng Đồng Quê (Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định)

Nhà thờ Phú Nhai ( Xuân Trường, Nam Định)

Chùa Cổ Lễ (Nam Trực, Nam Định)

Đền thờ Bà Chúa Liễu (Vụ Bản, Nam Định)

Lễ hội chùa Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định)

4-Lễ hội chùa Keo thuộc xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch.

   

Đền thờ Trạng NGuyên Lương Thế Vinh (Vụ Bản, Nam Định)

   

Mộ Tú Xương tại vườn hoa Vị Xuyên TP Nam Định

 

Đền thờ Trạng Nguyên Vũ Tuấn Chiêu Nam Định

   

Đền thờ Tam Đăng Phạm Văn Nghị (Nghĩa Hưng , Nam Định)

 Đền Trần Nam Định

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định)

Đền thờ Vũ Hữu Lợi (Đền Giao Cù)

     Đền thờ Trạng nguyên Đào Sư Tich (thôn Sông Khê, thị trấn Cổ Lễ,  Nam Định)

  Đền Bảo Lộc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (ngoại thành Nam Định(

Cầu Ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh Hải Hậu, Nam ĐỊNh

5-Lễ hội chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh, từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

          -Như vậy, Nam Định ôm gọn hai giỗ Cha Và Mẹ.

Các làng nghề nổi tiếng:

          1-Làng nghề Xuân tiến huyện Xuân Trường,  chuyên sản xuất máy , thiệt bị động lực và cơ khí chính xác.

          2-Làng nghề Vân Chàng ( Nam Giang huyện Nam Trực); chyên sản xuất sắt thép và nông cụ.

          3-Làng nghề La Xuyên huện Ý Yên; chuyên sản xuất đồ gỗ và đồ thờ cùng.

          4-Làng nghề đúc đồng Vạn Điểm thị trấn Lâm huyện Ý yên; chuyên đúc đồng nổi tiếng trong cả nước.

          Ăm thực nổi tién:

          1-Rượu Bỉnh Ri Giao Thịnhh huyện Giao Thuỷ, rượu Kiên Lao Xuân Trường.

          2-Nem chua  Giao Tến huyện Giao Thuỷ.

          3-Phở bò Giao Cù huyện Nam Trực.

          4-Bánh gai bà Thí, bánh chưng bà Thìn Hải Hậu, kẹo sừu châu thành phố Nam Định.

          5-Gạo tám xoan Hải Hậu Xuân phương huyện Xuân Trường, gạo nếp cái hoa vàng Hải Hậu.

          6-Chuối ngự Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc…vv

          7- Nước mắm Sa Châu

 

IV- Tài nguyên nhân văn

 

          Danh nhân thời xưa:

          + Năm Trạng nguyên

          1-Trạng nguyên Nguyễn Hiền, tự Khôi Nguyên. Quê lang Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, nay là xã Nam Thắng huyện Nam Trưc. Đỗ trang Nguyên năm 1247. Là trạng nguyên khai khoa và là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam. Khoa thi năm ấy cã Trang nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, bảng nhãn Lê Văn Hưu 17 tuổi ( Thanh Hoá) và thám hoa Đặng Ma La  ( Thái Bình) 17 tuổi  va Ông làm lên đến Thượng thư Bộ Công. Mất năm 21 tuổi. Hiện còn đến thờ tại xã Nam Thắng huyện Nam Trực.

          2-Trạng nguyên Đào Sư Tích (1350-1396), quê làng Cổ Lễ, nay là thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh. Ông là co tiến sỹ Đào Toàn Bân. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh 2(1374) dưới trều Trần Duệ Tông. Ông được bổ làm Lễ Bộ Thượng thư, sau được thăng Nhập nội hành khiển kiêm Hữu ty lang trung ( chỉ sau Tể tướng). ông đi sứ Trung Quốc được phong " Lưỡng quốc Trạng Nguyên". Ông có tác phẩm " Sách lược phục hưng Đại Việt" nói lên ý chí cách tân của Ông. Ông chống đối Hồ Quý Ly nên bị truy sát, con cháu phải thay tên đổi họ. Hiện nay con cháu quê hương Ông mang họ Dương, không còn họ Đào tại lang Cổ lễ .Tại làng Cổ Lễ có đền thờ Ông.Tại lăng Ông có đôi câu đối:

          Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại;

          Trần triều khoa giap đệ nhất môn.

          3-Trạng nguyên Lương Thế Vinh ( 1441-1496). Quê Cao Hương,( có đền thờ tại quê)Thiên Bản, nay là Liên Bảo Vụ Bản. Ông đỗ Trạng nguyên năm Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4(1463) đời Lê thánh Tông. Ông làm nên tới Hàn lâm viện thị giảng trưởng, hộ Bộ tả thị lang, tước Hương Lĩnh Hầu. Ông là một nhà toán học, chính trị, ngoại giao, sân khấu. Ông có tác phẩm về toán học để lại cho hậu thế là " Đại thành toán pháp". Bản chính hiện ở tại nhà bảo tàng quốc gia Anh.. Khi Ông mất, vua Lê Thánh Tông đã ca ngợi:

          "Danh lạ còn truyền để quốc gia,

          Khuất ngón tay than tài cái thế,

          Lấy ai làm Trạng nước non ta."

          4-Trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu (1425-?). Quê Cổ Da, Tây Chân ( nay là thôn Cổ Da, xã Nam Hùng huyện Nam Trực.  Thuở nhỏ cha mất sớm ông phải về quê mẹ sinh sống tại phường Nhật Chiêu huện Quảng Đức ( nay là thành phố Hà Nội) ông đỗ Trạng nguyê khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 6(1475)đời Lê Thánh Tông, lúc ấy đã 51 tuổi. Ông làm quan đến chức Lại Bộ Tả thị lang

          5-Trạng nguyên Trần Văn Bảo (1524-1610). Quê làng Cổ Chử huyện Tây Chân, nay thuộc xã Hồng Quang Nam Trực. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thời Mạc Phúc Nguyên. Ông làm tới chức Lại Bộ Thượng thư, tước Nghĩa Sơn Hầu. Văn chương Ông vang lừng sang Bắc quốc. Người đời đã ca ngợi : " Sự nghiệp văn chương đằng Bắc quốc".

          +Những con ưu tú làm nên lịch sử:

          1-Trần Quốc Tuấn.( 1228-1300). Ông là vị Tướng của thế giới và của Việt Nam. Quê làng Tức Mạc phủ Thiên Trường( nay là thôn Tức Mạc  xã Lộc Hoà thành phố nNam Định). Ông con của An Sinh Vương TRần Liễu và là cháu ruột vua TRần Thái Tông. Ông là Quôc công tiết chế Hưng Đại Đại Vương; là người đứng đầu quân đội Nhà Trần trong hai cuộc kháng chiến chông quân xâm lược nhà Nguyên ( lần thứ hai 1285, lần thứ ba 1287-1288) . Ông có câu nói bất hủ:

          "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu tôi đi đã". Chính vì vậy mà ông đã chỉ huy hai cuộc kháng chiến thành công.

         

          2- Trần Quang Khải (1241-1294). Ông là vị quan đầu triều lắm toàn quyền nội chính và là vị tướng quan trọng thứ hai sau Trần Quốc Tuấn. . Quê làng Tức Mạc phủ Thiên Trường ( nay là thôn Tức Mạc xã Lộc Hoà thành phố Nam Định).

3-TRần Nhật Duật (1255-1331). Ông là một vị thân Vương kiệt xuất nhất, con thứ 6 của vua Trần Thái Tông và là em ruột của vua Trần Thánh Tông và Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải. Quê làng Tức Mạc phủ Thiên Trường ( nay là thôn Tức Mạc xã Lộc Hoà thành phố Nam Định). Ông giỏi cả van lẫn võ , biết nhiều thứ tiếng như: Trung Quôc , Chiêm Thành và Mã Lai. ¤ng còng lµ Nhµ ngo¹i giao.

4-Trần Khâm (1258-1308) tức vua Trần Nhân Tông.Một vị vua Anh hùng chỉ huy hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên;Là vị vua  biết khai thác thế mạnh của toàn dân khi Ông mở Hội nghị Diên Hồng. Sau hai cuộc kháng chiến thành công khi còn 39 tuổi, Ông đã đi tu. Ông là ngưới sáng lập ra phái Trúc Lâm còn đến ngày nay. Ông đã được Nhà nước ta đề cö UNECO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.

5- Khiếu Năng Tĩnh (1835-?) là người con của xã Chân Mỹ, tổng Tử Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ Cử nhân (Hương cống). 2 năm sau, ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc tử giám. Trong đợt làm chủ khảo tại trường thi NGhệ An, Ông đã làm tờ trình lên Vua Nguyễn cho cụ Đoàn Tử Quang thi Hương được đỗ Cử nhân khi ấy ông Quang đã 85 tuổi.

 

6- Lã Xuân Oai - Người có công trong việc tổ chức khai khẩn lập nên tổng Tam Đồng tại vùng đất Nho Quan (Ninh Bình). Từ đường hiện còn một đại tự khắc gỗ, sơn son thếp vàng với 4 chữ “Lã thị từ đường” và đôi câu đối sơn son từ thế kỷ XIX có nội dung ca ngợi công đức, nền nếp của tông tộc dòng họ Lã ở địa phươn Từ đường họ Lã, xã Yên Tiến được xây dựng đầu thế kỷ XX thờ cụ      7-Vũ Hữu Lợi (1846-1887). Quê Giao Cù huyện Nam Trực Nam Định. Ông đỗ Tiến sỹ năm1875, làm quan đốc học tại Nam Định. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Định, ông bất hợp tác với Pháp về quê dậy học. Ông cung bạn là Đỗ Huy Liêu chiêu mộ quân được 2000 nghĩa binh chống Pháp. Bạn học cũ là Vũ Văn Báo cho quân vây bắt. Pháp xử tử Ông bêu đầu ở chợ Rồng. Bạn đồng môn tập trung vây bắt Vũ Văn Bảo đem thiêu sống.

          8-Đỗ Huy Liêu (1845-1891). Quê làng La Ngàn xã Yên Đồng huyện Ý Yên. Ông đỗ Tiến sỹ năm 1897 làm quan tới tham tán nội các triều đình Huế. Ông từng là thầy học của vua Hàm Nghi và con của phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết. ông tham gia khởi nghĩa cùng Vũ Hữu Lợi, bị bắt gam. Sau khi được tha, Pháp dụ Ông làm Tổng đốc Bắc Ninh, Ông không làm. Sau khi chịu tang mẹ xong Ông tự vẫn khi mới 47 tuổi.

          9-Nhàà thơ Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương(1870-1907).Học vị Tú tài Quêàhương Vị Xuyên thành phố Nam Định. Mộ ông ở tại công viên Vị Xuyên Thành phố Nam Định. ông là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Khi mất, cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đó có câu thơ viếng:

          " Khen ai chín suổi xương không nát,

          ắt hẳn nghìn thu tiêng vẫn còn.

Hay hậu thế có câu ca ngợi:

          “Ông Nghè, ông Cống vô mây khói,

          Dựng lại văn chương một Tú tài”

 

          10-Tam nguyên Trần Bích San (1840-1877). Quê xã Vị Xuyên huyện Mỹ Lộc Nam Định. Ông đỗ đầu ba ky thi ( hương, hội, đình) nên được gọi là Tam nguyên. Thực tế lịch sử khoa bảng có năm vị đỗ " Tam nguyên":

          1-Trần Bích San(1840-1877)

          2-Đào Sư Tich ( 1350-1396)

          3-Lê Quý Đôn (1726-1784). Quê xã Độc Lậphuyện Hưng Hà Thái Bình

          4-Nguyễn Khuyến (1835-1910) .Quê Yên Đổ,huyện Bình Lục Hà Nam.

          5-Vũ Phạm Hàm (1864-1910). Quê Thanh Oai Hà Đông

          11- Đặng Xuân Bảng (1828-1910). Quê làng Hành Thiện huyện Xuân Trường. Trình độ học Tiến sỹ ( ông lµà cô nội của Tổng bí thư Trường Chinh.

          12- Phạm Văn Nghị (1805-1884). Quê xã Tam Đăng tổng An Trung Phủ Nghĩa Hưng. Trìng độ học vị Cử nhân. Khi giặc Phám đánh chiêm Đà Nẵng, ông đx huy động được 365 ngã binh quê Nam Định hành quân vào Huế xin triều đình cho đánh giặc.

 

 

Danh nhân thời nay:

1-Trường Chinh (1907-1988) là Nhà lãnh đạo, Nhµ ChÝnh trÞ lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Ba lần đứng ở cương vị Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam; tên chính là đặng Xuân Khu. Sinh ngày 9-2-1907; quê Xuân Hồng Xuân Trường Nam Định. Ông đã viết cuèn :" Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" và chủ trương đưa ra đường lối "Đổi mới" , đât nước ta được như ngày nay là nhờ có công của Ông.

          2-Lê Đức Thọ (1911-1990). Quê thôn Dịch Lễ xã  Nam Vân thành phố Nam Định. Là mọt nhà ngoại giao, lçi l¹c; đã có công hội đàm với chính phủ Hoa Kỳ tại Pari, yêu chỉnh phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam. Ông đã được giải thưởng Nobel về hoà bình cùng với Kitsingre.

          3-Nguễn Đức Thuận (1916-1985). Quê làng Bản Ngũ huyện Vụ Bản. Nguyên phó Bí thư xứ uỷ Nam Bộ, cựu Chủ ttịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Ông là tác giả cuốn Bất khuất nổi tiếng.

          4-Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998). Quê xã Liên Minh huyện Vụ Bản Nam Định. Ông Nguyên Phó Chủ tịch Hội đổng bộ trưởng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ ngoại giao VN.

          5-Đặng Hồi Xuân (1929-1988). Quê làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường Nam Định. Nguyên Bộ trưởng Bộ y tế ( mất do tại máy bay tại Thái Lan).

          6- Đặng Vũ Chư, Sinh 7-9-1940. Quê làng Hạnh Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường Nam Định. Nguyên Bộ trưởng Công nghiêp nhẹ 1990-1995.

          7-Đặng Việt Châu( Đặng Hữu Rạng) sinh năm 1914. Quê làng Bách Tính huyện Nam Trực Nam Định. Nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam.

          8-Trung Tướng Định Đức Thiện (1913-1987). Quê xã Nam Vân huện Nam Trực ( em ruột của Lê Đức THọ). Nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải 1980-1982.

          9-Mai Chí Thọ, sinh 15-7-1922. Quê xã Nam Vân huyện Nam Trực Nam Định ( em ruột của Đinh Đức Thiện và Lê Đức THọ). Ông đã từng là Bộ Trưởng Bọ Công an Việt Nam.

          10-Vũ Văn Ninh . Quê Nam Trực Nam Định, Phó thủ tướng Việt Nam.

          11-Ngô Xuân Lộc, quê làng Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực Nam Định, nguyên Phó thủ tướng Việt Nam.

          12-Phạm Bình Minh , sinh năm 1959. Quê xã Liên Minh, huyện Vụ Bản Nam Định ( Ông là con cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch). Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

,jh      13-Đinh La Thăng , sinh ngay10--4-1960. Quê xã Yên Bình huyện Ý Yên Nam Định. Được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải từ ngày 3-8-1911. Hiện đã vào tù về tội tham ô.

          14- Cao Đức Phát, sinh 15-5-1956. Quê xã Yên Khang huyện Ý Yên Nam Định. Được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 3-12-2004. Nay là phó trương ban kinh tế Trung ương.

          15-Hoàng Văn Nghiên, sinh năm 1941, quê xã Nam Toàn huyện Nam Trực, nguyên Chủ tịch nhân dân thủ đô Hà Nội năm 1994.

          16-Đinh Thế Huynh, sinh 15-5-1953 tại xã Xuân Kiên huyện Xuân Trường Nam Định. Ông được bầu vào uỷ viên Bộ Chính trj Đảng công sản Việt Nam và giữ chức Trưởng ban tuyên giao của Đảng (2011).

          17- Nguyễn Văn An, sinh ngày 1-10-1937, quê xã Mỹ Tân ngoại thành Nam Định. Ông là Chủ tịch Quôc hội Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 27-6-2001 đến 26-6-2006.

          18- Thượng tướng Song Hào ( 1917-2004), tên thật là Nguyễn Văn Khương. Quê xã Liên Minh huyện Vụ Bản Nam Định. Nguyên Bộ trưởng Bộ thương binh và xã hội, Chủ tịch Hội Cựu chiên binh Việt Nam.

          19- Phạm Hồng Hà,sinh ngày 20-1-1958, quê Giao Tiến, Giao Thủy  Nam Định. Đại học xây dựng, Thạc sỹ Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

19-Trần Huy Liệu (1901-1969). Quê thôn Vân Cát huyện Vụ Bản. Ông là chủ tịch đầu tiên Hội lịch sử Việt Nam. Ông là trưởng phải đoàn của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà vào thu ấn tín của vua Bảo Đại. Chấp nhận câu nói của Bảo Đại " Thà là làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nức nô lệ.".

          20-Phạm Hồng Hà, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1958, Đại học xây dựng, Thạc sỹ Kinh tế, Cử nhân Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng. Quê xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định.

21-TRần Xuân Bách (1924-2006). Quê xã Nam Ninh huyện Nam Trực Nam Định, Ông tên thật là Vũ Thiện Tuấn. Đã từng là ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng công sản Việt Nam. Tổng chỉ huy mặt trân Campuchia.

          22- Thượng tương Phan Văn Giang Tổng tam mưu trưởng QĐND Việt Nam. Sinh năm 1960, quê gốc tai Nam Trực Nam Định. Gia đình lên khaii hoang tại TháI Nguyên.

 

 

          Người nổi tiếng:           

          1-Đặng Thế Phong (1918-1942). Quê phố Hàng Đồng thành phố Nam Định. Ông là nhạc sỹ nổi tiếng với ba tác phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bờn, Giọt mưa thu.

          2-Nguyễn Bính (1918-1966). Quê làng Thiện Vịnh xóm Cộng Hoà huyện Vụ Bản Nam Định. Ông là nhà thơ của đồng quê, thơ tình nổi tiếng. Được giảI thưởng Hồ Chí Minh. Có 4 nhà lưu niệm trong đó có nahf lưu niệm tại TP Hồ Chí Minh.

 

                    3- Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983). Bút danh của ông là Á Nam có nghĩa là người nước Nam, châu Á. Quê làng Xán, huyện Mỹ Lộc Nam Đinh. Ông là nhà nho , nhà văn nổi tiếng và yêu nước. Ông để lại nhiều tác phẩm văn xuôi , thơ; đặc biệt là dịch giả ba tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc : Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Thuỷ hử của Thi Nại Am vv..à Đông chu liệt quốc. Hiện tại  có nhà lưu niệm tại TP Hồ Chí Minh.

          4-Nhạc sỹ Văn Cao (1923-1995) .Quê xã Liên Minh huyện Vụ Bản Nam Định. Ông là nhạc sỹ nổi tiếng . Ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm cua Ông để l¹ị cho hậu thế như: Suối mơ, Bến xuân, Trương chí, trường ca Sông Lô, Thiên Thai, Tiến về Hà Nội. Đặc là bài Tiến quân ca là Quôc ca của Việt Nam.

          Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn".

          Ngoài ra còn hàng loạt các danh nhân khác như:

          +Nhà văn Nguyên Hồng, tac giả của nhiều tác phẩm (bì vỏ),

          +Nhà thơ Vũ Quần Phương;

          +Giáo sự Vữ Hà Văn ( con nhà thơ Vũ Quần Phương) lầ một giáo sư nổi tiếng của Hoa Kỳ;

          +Giao sư Đặng Vũ Khiêu,

          +Nhạc sỹ Văn Ký,

          +Nhà thơVũ Cao

+Tướng Vũ Huy Hiệu

+Tướng Đặng Quân Thuỵ

+Anh hùng phí công Trung tướng Trần Hanh, Vũ Xuân Thiều…vvv

Nam Định cũng như Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam, là những tỉnh ở vùng đất bồi đắp mới, không có một làng khoa bảng nào. Song Nam

Định  từ xưa đên nay giữ nhiều trọng trách Nhà nước cña Việt Nam. Nam định là một tỉnh có nhiều con em đi công công tác khắp mọi miền đất nước, giữ nhiều chức vụ quan trọng; đang từng ngày, từng giờ góp phần làm  giầu đẹp cho đất nước/.

Cử nhân kinh  tế Hoàng Văn Cương

Số nhà 142, phố Hàng Thao Nam Định

Sưu tầm

 

Ghi chú:

(1)-Theo Non nước Việt Nam    (4)Theo Lịch sử bang giao Việt Nam.

(2)-Theo Danh nhân Việt Nam  (5)-Theo Báo điện tử tỉnh Nam Định.

(3)-Theo Việt Nam Anh kiệt   (6)-Theo gia phả của một số dòng họ.