Lịch sử tồn tại và phát triển của dòng họ Hoàng Vọng

I- Giới thiệu nguồn gốc họ Hoàng Vọng tộc:

Năm 1427, đất nước Đại Việt  dưới ngọn cờ của vua Lê Lợi đã giành được độc lập sau 20 năm xâm lược của nhà Minh. Đất nước được thanh bình, việc khai khẩn đất hoang được khuyến khích phát triển. Theo Hoè Nha phả lục,  Ông tổ dòng họ Nguyễn cụ Biểu Khải từ làng Hoè Nha (bắc kinh thành Thăng Long) chiêu mộ dân xuống khai phá đất hoang tại  bờ biển Sơn Nam Hạ, lập ấp đặt tên là ấp Hoè Nha theo tên quê hương cũ. Địa danh này thuộc một phần thị trấn Ngô Đồng hiện nay (vào năm 1456 ). Kế đó, cụ Tổ của họ Hoàng Vọng tộc ta là cụ Tổ Hoàng Công Tự Vô Tâm xuống ấp Hoè Nha là năm Hồng Đức thứ 23, năm NHâm Tý (1492), dưới triều Lê Thánh Tông (1469-1497). Như vậy dòng họ Hoàng ta đứng thứ hai tại ấp Hòe Nha.

Cụ Thái Tổ họ ta là Tổ Hoàng Công tự Vô Tâm. Năm 1492 xuống đất Hoè Nha khai khẩn đất hoàng. Đến nay ta chưa có chứng cứ cụ thể về quê quán và năm sinh của  Tổ,Tổ  đó sinh ra:

- Đời thứ 2: Tổ Trực Đạo

- Đời thứ 3: Tổ Huyền Khuê

- Đời thứ 4: Tổ Huyền Thông

- Đời thứ 5: Tổ Công Chiến

- Đời thứ 6: Tổ Hoàng Công Đường Tự Cương Chính.

- Đời thứ 7: Tổ Hoàng Công Khoa Tự Phúc Minh Dung Thành tiên sinh.

- Đời thứ 8: Tổ Tú tài Hoàng Công Thức Tự Tôn Uyên hiệu Uât Thực Đạo Lý Tiên Sinh. Tổ sinh giờ Thân ngày 12 tháng 11 năm Lê Chính Hòa , tức ngày 12- năm Nhâm Ngo ( 1702). Mất ngày 17 tháng 6 năm Ât Mùi (1775 thọ 74 tuổi.

Bà Hoàng Thị Hằng Nhất Hiệu Từ hậu. Tổ bà sinh giờ Thân ngày 23 tháng 2 năm Đinh Hợi(1707) Lê Vĩnh Thịnh. Mất ngày 19 tháng 2 năm 1796 thọ 89 tuổi. Đến đời thứ 8 mới chinh thức phát đinh.

Tổ Tôn Uyên sinh ra  ba người con:

Ông Bình (mất sớm)

Con trưởng: Hoàng Công Phàm

Con thứ: Tú tài Hoàng Công Đĩnh.

Hai người con này chính là Ông Tổ của hai cành họ ta ngày nay.

Tính từ năm 1492, cụ Thái tổ Vô Tâm đi mở cõi xứ Hoè Nha đến nay (2020) đã được 528 năm. Trong 528 năm tồn tại, phát triển và  đồng hành cùng dân tộc họ Hoàng Vọng tộc đến nay đã có hậu duệ đời thứ 19. Hiện họ Hoàng có:

- Hai cành;

- Tám phái

- Mười sáu Chi

- Số Đinh ( trai họ từ 18 tuổi trở lên) là khoảng gần 600 suất;

- Số trai họ  dưới 18 tuổi khoảng 300 người;

- Ước tính con cháu của dòng họ ta là trên 1000 con cháu.

Hiện số liệu  trên chưa chính xác ( theo số liệu thu chu niên tại các Chi, Phái, hiện không con cháu chưa nộp chu niên). Hiện nay họ đã phát hành Sổ theo dõi Đinh tộc, đến nay chưa thực hiện xong. Số liệu chính xác xin kính báo sau.

Nhà thờ họ Cả xây dựng năm 1860 đã được  trùng tu nhiều lần

Nhà thờ mới xây dựng năm 2018, khánh thành 2020

Nhà thờ phái Tổ Chánh Đại

Nhà thờ Phái Tổ Xã Điển

Nhà thờ Chi Tổ Binh Nghĩa

Nhà thờ Tổ chi cụ Thủ

II- Họ Hoàng Vọng tộc có truyền thống hiếu học.

- Khi làng Hoành Nha được hình thành, lúc đó là một làng sát biển; Dân di chuyển xuống có nhiều thành phần hỗn tạp. Phần lớn là dân lao động nghèo khó các nơi  xuống khai hoang lấn biển để mưu sinh. Có một số chính nhân, quân tử do bất đồng chính kiến với chính quyền nên về ở ẩn ( để tránh sự truy sát của triều đình).

          Do vậy việc học  hành, thi cử buổi đầu gặp nhiều khó khăn. MãI tới năm Kỷ Dậu (1729), dưới triều vua Lê Duy Phường (1729-1732) .Cụ Hoàng Công Thức, tự Tôn Uyên (1701-1775), họ Hoàng Vọng  mới đỗ Sinh đồ  tức Tú tài,khi đó Cụ mới có 28 tuổi, đây là vị Tú tài đầu tiên của làng Hoành Nha. Năm 1767, cụ Hoàng Danh Thuân (họ Hoàng Vọng) đỗ Cử nhân và được tuyển vào học  tại Quốc Tử Giám ( đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam thời phong kiến). Cụ Hoàng Danh Thuân là Giám sinh duy nhất của làng Hoành Nha nói riêng và  cả miền Giao Thủy  núi chung  được học tại Quốc Tử Giám. Cụ đỗ Thủ Giám liền 3 khóa, nổi tiếng nhất tại Quốc Tử Giam. Chúa Trịnh Sâm (1767-1782) đã phảI thốt lên câu phê:

          “Ngã vị Quôc gia, chấn tác văn phong duy chí  “ hải tân” xuất cát sỹ” ( Ta vi Quốc  gia, chấn hưng lại nền văn hóa nước nhà, tại những vùng biển xa xôI cũng xuất hiện những người tài giỏi).

          Không may cho cụ Hoàng Danh Thuân và cũng không may cho họ Hoàng Vọng ta, cụ mắc bệnh trọng, Cụ không tiếp tục đi thi Đình được. Nếu thi thì học vị Tiến sỹ Cụ nắm trong tầm tay. Cụ đã than:

          “Ngã mạnh khang cường, tắc Hoàng môn kim bảng, tất sở ưu vi hĩ” ( Giá ta khỏe mạnh, họ Hoàng tất hẳn có bảng vàng, bảng vàng ta làm thừa vậy)”

Theo Hòe Nha lục, phần Hòe Đình khoa lục ghi lại những người có khoa bảng đầu tiên của làng Hoành Nha thì họ Hoàng Vọng có nhiều  người đỗ đạt nhất làng:

- Khoa thi năm Kỷ Dậu (1729). Dưới triều vua Lê Duy Phường (1729-1732); Tổ ông Hoàng Công Thức, Tự Tôn Uyên (1702-1775), đời thứ 8, chính là Tổ đã sinh ra hai  Cành, đỗ Sinh đồ tức Tú tài;

-Khoa thi năm  Đinh Hợi (1767). Dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786); Tổ ông Hoàng Danh Thuân Hiệu Ruệ Trí Tuấn Ngạn Tiên Sinh ( 1736-1769), đời thứ 9, đỗ Cử nhân và được học tại Quốc Tử Giám.

-Khoa thi năm Tân Mão (1771), dưới triều vua Lê Hiển Tông,Tổ ông Sinh đồ Tri bạ Hoàng Công Đĩnh, Tự Tất Tố, Hiệu Minh Triêt Giáo Thụ Tiên Sinh (1743-1804), đời thứ 9, đỗ Sinh đồ tức Tú tài.

-Khoa thi năm 1846, dưới triều vua Thiệu Trị (1841-1847); Tổ ông Tú tài  Hoàng Kim Đan, Tự Tiên Luyện, Hiệu Như Gia Tiên Sinh (1813-1875), đời thứ 11, thuộc Phái Tổ Xã Điển, đỗ Tú tài.

-Khoa thi năm  Giáp Tý (1864), dưới triều vua Tự Đức (1847-1883), Tổ ông Tú tài  Hoàng Quốc Tảo, Tự Hữu Cẩn, Hiệu Xuân Rương Tiên Sinh (1835-1910) đời thứ 12, đỗ Tú tài.

Thời phong kiến, làng ta là một làng còn hoang sơ, việc học hành còn bị hạn chế; Trên 95% dân số mù chữ. Một dòng họ có 1 Cử nhân, 4 Tú tài cũng là hiếm có.

Ngày nay, từ khi có phong trào “Khuyến học”, số học sinh đạt học sinh Tiến tiến, học sinh Giỏi các cấp, học đạt giải từ cấp huyện trở lên có trên 90 học sinh. Đến nay (năm 2019) đã có trên 130 học sinh. Chưa có họ nào đạt như họ ta.

Số người có học vị từ  Thạc sỹ, Tiến sỹ, Phó Giao sư, Giáo sư hiện họ chưa thống kê được ( khi nào có xin thông báo cụ thể sau).

III- Ho Hoàng Vọng tộc có nhiều đóng góp vào công cuộc dựng nước, giữ nước, xây dựng làng và dòng họ

             Trong suốt 528 tồn tại và phát triển của họ Hoàng Vọng tôc, con cháu từ thường dân cho đến những người có vị trí trong xã hội cũng làm tốt nghĩa vụ của một người dân:

             1- Tổ đời thứ 10, Lý trưởng Hoàng Tất Giai (1781-1851). Tổ Phải trưởng. Tổ là Lý trưởng, công việc của làng Tổ hoàn thành mọi việc. Công việc họ Tổ đôn đốc mọi bề. Về già Tổ dậy làm thuốc.

             2- Tổ đời thứ 10, xã Trưởng Hoàng Tất Bảo (1785-1828). Việc công Tổ chu tất mọi bể. Công quỹ của nước, của dân Tổ minh bạch. Việc họ mọi bề chu tất. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827) thất bại; vua Minh Mạng sức cho các xứ phải truy tìm bè đảng của Phan Bá  Vành . Có một vị bè đảng của Vành người làng Đồng Nhuế ( tỉnh Thái Bình) lẩn vào đồng ải xã ta, tuần đinh bắt được. Nhưng Tổ không lỡ giao cho Triều đình mà cấp thêm quần áo, lương ăn để trở về quê.

             3- Đời thứ 10, Tổ Lý trưởng Hoàng Thế Thảnh (1796-1871);

             - Công việc nước Tổ mọi bề chu tất. Tiền tài minh bạch.

             - Việc họ Tổ lo toan mọi bề . Năm Tân Dậu (1861), với 27 suất đinh, Tổ đã vận đông xây 3 gian nhà thờ họ khang trang ngang tầm thời đại.

             4- Đời thứ 11, Tổ ông Lý trưởng Hoàng Ngạc Đại (1824-1900). Tổ làm Lý trưởng, sau Chánh tổng, nên còn có tên là Tổ Chánh Đại:

             - Việc nược thì giữ yên một địa hạt. Tài chính thì phân minh, tình lang nghĩa nước thì trọn vẹn.

             - Việc họ Tổ đã vận động đóng được cỗ kiệu, từ đó việc làng họ ta có kiệu để rước Tổ.

             5- Đời thứ 11, Tổ ông Lý trưởng Hoàng Văn Chất (1808-1873).

             - Việc nước mọi bề hoàn chỉnh, tài chính phân minh, nghĩa tình làng nước trọn vẹn.

             Khi nghỉ việc nước thì làm thầy thuốc, trị bệnh cứu người nổi tiếng khắp vùng.

             6- Đời thứ 11, Tổ ông Lý trưởng  Hoàng Đình lập (1811-1888),

             - Việc làng , nước mọi việc chu toàn , việc họ lo toan mọi việc.

             - Khi nghỉ việc nước thì làm thuốc trị bệnh, cứu người có tiếng khắp vùng.

     7- Tổ đời thứ 12, Tổ ông  Hoàng Roãn Cung (1836-1885) là người thông minh , sáng suốt, đẹp trai rất dáng con nhà võ. Phấn đấu vững vàng  trong con đường binh nghiệp. Tổ liên tục thăng tiến: từ Ngũ Trưởng lên Đội Trưởng, ngoài 40 tuỏi được phong làm Hiệp Quản ( là một vị quan văn trong một Cơ như Chính ủy Trung đoàn hiện nay). Một cơ theo biên chế là 500 quân, nhưng trong những đơn vị độc lập ở Biên thùy như Lạng Sơn hồi đó  thường biên chế gần 1000 quân ( theo cách tổ chức của triều Nguyễn).

   Năm 1885, quân Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn, tướng của Hồng Tú Toàn là Lưu Vĩnh Phúc,  bị quân Nhà Thanh truy đuổi chạy tràn xuống Việt Nam . Đơn vị của Tổ phải chống nhiều ngày tàn quân này. Quân giặc quá mạnh, quân quân ta phải rút xuống dưới ải Chi Lăng. Phần vì lo về trách nhiệm, phần vì vất vả trong chiến đẩu, Tổ bị ốm nặng. Tổ đó mất năm đó (1885).

         8-Đời thứ 13, Tổ Hoàng Văn Vi là người viết Gia phả cho dòng họ, đây là tài sản phi vật thể vô giá của dòng họ Hoàng Vọng ta.

        9-Đời thứ 14, Tổ  Hoàng Văn Hỷ là Chủ tịch Kháng chiến đầu tiên của họ Hoàng Vọng tộc;

       10- Đời thứ 15,Tổ Hoàng Bá Nguyên ( 1898-1951)là Đảng viên đầu tiên thuộc Chi bộ xã Giao Tiến (gồm 5 Đảng viên. Thành lập Chi bộ xã tại nhà Tổ Hoàng Bá Nguyên)

        11- Thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người con của họ Hoàng Vọng tộc dũng cảm tòng quân lên đường cứu nước. Trong những người con ấy có 15 người con ưu tú của dòng họ Hoàng Vọng tộc đã hy sinh cho cuộc vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

IV- Việc thờ phụng Tổ tiên của dòng họ:

Từ năm 1492, Đức Thái Tổ Vô Tâm xuống miền HoànhNha dựng nghiệp. Trải 7 đời dòng họ ta không phát được thêm Đinh ( chỉ một bố, một con). Mãi đến đời thứ 8 Tổ Tôn Uyên mới phát được Đinh. Năm Chiêu Thống nguyên niên, năm Đinh Mùi ( 1787), trận đại hồng thủy đã trôi mất mộ Tổ 5 đời. Do việc định cư chưa ổn định nên họ Hoàng ta chưa có Từ đường.

Tâm nguyện từ xa xưa của Tổ tiên ta là họ phải có ngôi Từ đường  để có các chức năng:

-Là nơI thờ cúng Tổ tiên và tri ân các bậc đã có công dựng nghiêp của dòng họ;

- Là nơi ôn cố tri tân.Giáo dục con cháu thành người có tài,  có ích cho dòng họ và cho xã hội;

.-Từ đường còn là một nhà bảo tàng  lịch sử  của dòng họ;

-Là trung tâm đoàn kết của tất cả các con cháu muôn đời của Tổ;

-Là chốn đi về cho muôn đời con cháu;

- Là nơi nối quá khứ với hiện tại,  nối hiện tại với tương lai và nối quá khứ với muôn  đời sau.

Mãi đến năm Tự Đức thứ 13, năm Canh Thân (1860), Thúc Tằng Tổ Lý trưởng Hoàng Thế Thảnh, Hiệu Thuần Hậu, bàn với họ để xây dựng Từ Đường. Đến năm Tự Đức thứ 14 thì hoàn thành xong. Với 27 suất Đinh, trong hoàn cảnh kinh tế thời đó cực kỳ khó khăn, họ Hoàng ta đã xây dựng một ngôi Từ Đường , tường xây, cột kèo, rui mè bằng gỗ tứ thiết, mái lợp ngói , khang trang ngang tầm thời đại hồi bấy giờ.

    Nói thêm về Tổ Lý Trưởng Hoàng Thế Thảnh, nhà thờ Tổ lý còn lại tới ngày nay là nhà của Tổ; khi xây dựng nhà Tổ đã có ý nghĩ:

      Hay chăng? Biết biết chăng hay,

Tính toán trong tâm kể đã chày;

Vườn trắng : Dần ven lên trước dó;

Nhà thanh : Kiếm chút để sau này;

Sáng chơi tối nghỉ đà yên dạ;

Sống ở thác thờ chẳng mượn tay;

Nền nếp ngàn thu mong giữ mãi;

Nền cao âu hẳn đợi sau này

  Thơ Tổ L:ý Thảnh (Đời thứ 10)

Đến năm Đồng Khánh thứ 3 , năm Mậu Tí (1888) , Bá Tổ Giáp trường Hoàng Đình Lập,tự Trác Nhĩ, thấy con cháu ngày càng đông đúc thêm nhiều nên đến năm Thành Thái thứ Nhất ( Kỷ sửu), Tổ đã suy tôn vị Thúc Tổ Lý trưởng Hoàng Ngọc Đại, tự Trọng Mỹ đứng ra dốc công tu sửa mở mang thêm Từ Đường, Tổ cùng với người trong họ cúng tiến cỗ kiệu , đến nay việc tế lễ có kiệu thêm long trọng.

Đến năm 1948, họ bàn bạc với Tổ Cửu Biều, Hiệu Thiện Trực làm đốc công tu sửa lại Từ Đường. Đưa nền cao lên 60 phân, xây thêm 2 cột cao phía trước nhà thờ.

Năm 1963, ngôi nhà ngồi hư hỏng, họ bàn với Tổ Cai Ât , Tổ Nho Quỳnh đốc công tu sửa lại 3 gian nhà và chuyển mồ mả về nghĩa địa.

Đến năm 1976, nhà ngồi họp hư hỏng họ bàn bán cho  Giám Trưởng Hoàng Súy lấy tiền mua vật liệu xây lăng Tổ.

Trước đây, họ ta có lệ mua Hậu để được thờ vào Từ đường họ. Đây là trường hợp các gia đình không có con, cháu nối dõi, sợ không có người thờ cúng nên đã mua Hậu. Tiền mua Hậu thường là tiền,vàng hay tư điền. Những người mua Hậu được thờ trong Từ đường, có bài vị, bát nhang. Ngày giỗ được tổ chức giỗ. Về tư liệu này không được ghi rõ trong gia phả. Bài vị hiện nay đã  vị bị xóa hết nên không rõ. Chỉ được biết, số vàng , số ruộng tư điền đã được đem bán trong  năm đói (1945), số tiền của các Hậu đã cứu được khá nhiều người thóat khỏi nạn đối năm 1945.

Sau 529 năm kể từ ngày Đức TháI Tổ Vô Tâm họ Hoàng ta  về dựng nghiệp vùng Hoành Nha Giao Thủy. TRước đó gần gần 200 năm, mặc dù thời đó cha ông ta còn rất nghèo, nhưng với sự đoàn kết nhất trí, thắt lưng buộc bụng cha ông ta đã xây dựng được một nhà thờ ngang tầm thời đại lúc bấy giờ. Nhưng do biến thiên của lịch sử và sự bào mòn của thời gian, nhà thờ Tổ của họ ta đã xuống cấp nghiêm trọng.

Năm 2018 họ ta mới  quyết tâm xây  dựng lại một Từ đường họ tầm cỡ Quốc gia; Đây là một công trình Văn hóa lớn, một kiệt tác của con cháu họ Hoàng công đầu là hai ông : Ông Hoàng Sơn và ông Hoàng Lăng. Công trình này xứng đáng để lưu truyền cho muôn đời con chàu mai sau.

Lăng Thái Tổ Vô Tâm

 

V- Nhìn lại lịch sử dòng họ

          Năm 1492, TháI Tổ Vô Tâm của họ xuống khai hoang mở cõi  tại vùng nam Sơn Nam Hạ nay là Nam Định đến nay là 526 năm. Trong một khoảng thời gian trên nửa Thiên niên kỷ ấy các Tổ của ta không để lại một tí gì về lai lịch nguồn gốc; Theo suy đoán bằng tư duy LOGIC với 3 yếu tố sau:

  • 1- Tên họ theo chữ hán 黃ĩ望 族( Hoàng Vọng Tộc);

2- Đnh giá qua quá trình lịch sử;

3- Tính cách, tố chất của con ngư?i họ Hoàng.

3.1- Nhận xét về tên họ qua chữ 黃望 族      ( Hoàng Vọng Tộc):

-Với  tên họ黃ĩ( Hoàng) chưa chăc đ là tên gốc của họ ta, vì thực chất có rất nhiều trư?ng hợp  do những lý do nào đ mà Tổ đ  mai danh, ẩn tích họ sẽ không khai họ thật. Trong lịch sử đ có họ. 莫  (Mạc) khi thất thế đ đ?i thành họ 范— (Phạm), hay họ黃ĩ( Hoàng). Khi nhà Mạ thấ thế đ hỏ Trạg TRình Nguyễ Bỉh Khiêm, đ?ợ Trạg khuyên nên mai danh ẩ tích, đ?i thành họkhác nhưg giữđ?u thay chân đ? giữđ?ợ gố, con cháu còn nhậ đ?ợ nhau. Và họđ?i thành họPhạ và họHoàng, vì tên họnày theo chữhán có bộthả ởtrên, giốg chữMạ.  HọHoàng ta không thuộ dòng họPham Mạ này ; Bở vì cụTháI  Tổcủ họta xuốg Giao Thủ nă 1492 ( nă Hồg Đ?c thứ23) dư?i triề Lê Thánh Tông. Nhưg mãI tớ nă  1592  khi Trịh Tùng giế Mạ Mậ Hợ, chiế Thăg Long, Nhà Mạ phả chạ lên Cao Bằg, con cháu họMạ ởlạ mớ mai danh ẩ tích. Như vậ họHoàng Vọg ta xuốg miề Giao Thủ trư?c khi họMạ thấ thếphả mai danh ẩ tích là 100 năm.

  1. 3.2- Xét chữ 望 (Vọng ). Theo nghĩ chữHán,Vọg là ngày rằ, ngày rằ là trăg tròn nhấ và cũg là trăg to nhấ. Vọg cũg có nghĩ là nhìn xa trông rộg. Vọng cũg có nghĩ là danh gia vọg tộ. Vọg cũg có nghĩ đ? ngư?i ta chiêm ngư?ng, đ? ngư?i đ?i trông vào. Thư?ng thưHoàng Phúc, là mộ bạ tư?ng củ Nhà Minh, sau khi đ?ợ Lê Lợ và Nguyễ TrãI  tha vềnư?c, mộ nă sau có sang thặ cụNguyễ TrãI, Ông có tặg cụ Nguyễ TrãI bứ hoành phí đ? 4 chữ
  2.  
  3. 儒 神 碩 望   (Nho thầ thạ vọg) hiện vẫ còn tạ đ?n thờNguyễ Trãi tạ làng NHịKhê, huyệ Thư?ng Tín , nghĩ là chữthầ rấ lớ đng đ? thiên hạnhìn vào,. chữvọg đy cũg có nghĩ là to lớ đ? thiên hạnhìn vào. Vọg là ngày rằ, trong ngày rằ thì mặ trờ chiế thẳg vào mặ trăg; Mặ trờ là bể tư?ng củ Thiên Tử đề này cũg dán tiế là đ?i đ?u vớ Thiên Tử Tổg hợ là Hoàng Vọg có nghĩ là họdanh giá, là mẫ đ? ngư?ì ta trông vào, là dòng họ lớn
  4. . Ta từng được  xem bộphim 名 家 黃  望 族  :(Danh gia vọng tộc) của Trung Quốc. ChữVọg đây cũg có nghĩ là dòng ho danh giá to lớ.n  Dòng họ oanh liệt.

3.3- Nhậ xét vềquá trình  Lịch sử họ Hoàng:

a- Nhậ xét vềsự mai danh ẩn tích:

          Thời xư, các trường hợp  ngườ i đời phả mai danh ẩ n tích. thứnhấ , trộ cư?p bịtruy nã. thứhai, trong các phe pháI Chính trịđ?i lậ bịthấ thế( được  làm vua, thua là giặc) thì phả mai danh ẩn  tích. Xét trường hợp  Tổ ta, nếu  là trộm cướp thì chỉ trốn một đời thôi. Nhưng ở đây, Tổ ta đ ã giấu tung tích nhiề đời. Như vậ ta tạ nhận định, Tổ ta là những yếu  nhân trong Tập đoàn phong kiến bị thất thế nên phải mai danh ẩn  tích.

b- Nhận xét về con người họ Hoàng ta:

+ Người họ Hoàng rất thông minh: Quê ta là một vùng biên viễn , hả?  tân, Tổ họ ta đ mang bằng Tú tài đầu tiên cho làng, Tổ Danh Thuân đ dỗ Cử nhân đ?u tiên cho làng, là sinh viên trường Quốc Tử Giám duy nhất của làng ta.

3.4- Tính cách , tố chất của con người họ Hoàng còn thể hiện ở con cháu đ?n ngày nay:

a- Rất khái tính: Được nghe cha, ông kể lại nhữg mẩu chuyện về các cụ họ Hoàng rấ khái tính. Có gia đnh, có bố mẹ thượng thọ các vị cao niên trong họ đang mừng thọ cỗ đã bày ra rồi, nhưng con cháu có  cái gì đó làm các cụ không bằng lòng là các cụ rủ nhau về con cháu mời gẫy đũa, gẫy bát cũng không ăn . Đến ngày nay cũng không ít những chuyện như vậy.

b)- Không chị luồn cúi: Dù ở cương vị nào, người họ Hoàng vẫn thẳng bước đi lên, lấy Nhân, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu, không luồn cúi. Nhìn chung, người họ Hoàng có tài, nhưng làm quan không lớn.

c)- Hơi bảo thủ ý kiến: Thương các công to việ lớn, họ mang ra bàn là có sự tranh cãi rất lâu, vì cũg không ít ý kiế còn bả thủ

d)-Tôn trọng tri thức (Duy hữu độc  thư cao).

VI- Tổng kết: Qua ba nhận xét , tạ đánh giá về Tổ ta như sau:

1-Tổ ta khi chạy xuống vùng nam Nam Định, lúc đó Tổ ta là mộ quan chứ, thuộc mộ tậ đàn phong kiến nào đã bị thấy thế

2- Tổ ta thuộc người thông minh, tài giỏi;

3- Việc hành nghề của Tổ thương những người, có vị thế trong xã hội, có học vấn từ Hương nho trở lên,  thường làm hai nghề là Thầy giáo, Thầy thuốc. Cho nên trong hậu cung của Từ đường cũng có hai câu đối:

-Vi y, vi nho thế nghiệm (Lấy nghề làm thuốc nghề dạy học làm nghề chính)

-Khắc cần, khắc kính gia phong (Lấy sự chuyên cần, kính trọg, lễ phép làm gia phong trong dòng họ.

4-Tổ là người khó tính, không chị luồn cúi ai. Sống thanh bạch, đạm bạc. Lấy nhân, nghĩa, lễ trí, tín làm gốc.

5- Nơi cư trú lúc ra đi chắc cũng ở ngay kinh thành hay ởgần kinh thành. Có sự giao lưu vớ họ Nguyễn cụ Biển Khải. nên mới biết chố này mà xuống. Hiện Ban Khánh tiết của dòng họ đang tổ chức đi tìm cội nguồn của dòng họ Có tin tức gì thêm xin báo cáo lại họ sau./.

Ghi chú: Đối với niên hiện vua, Chúa, thờ gian ghi trong ngoặc đền là năm vua lên ngôi và thôi cương vị vua.

Hoàng Văn Cương