Giới thiệu về làng Hoành Nha – Giao Tiến

21/02/2024 | 63

Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, có rất nhiều những miền quê tươi đẹp và anh hùng nơi đã sinh nhiều người con ưu tú cho đất nước, nơi lưu giữ nhiều truyền thống đạo đức, hồn cốt của Dân tộc. Trong những miền quê ấy có làng Hoành Nha - Giao Tiến

Giao Tiến là một xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây lµ xã đầu tiên của huyện Giao Thủy tính từ thành phố Nam Định trở về, cách thành phố Nam Định 35 km.

                  Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Giao Tiến

Địa giới hành chính xã:

- Phía đông giáp với các xã Hoành Sơn và Giao Châu thuộc huyện Giao Thủy.

- Phía nam giáp với các xã Giao Yến và Giao Tân thuộc huyện Giao Thủy.

- Phía tây giáp với các xã Xuân Vinh và Xuân Trung thuộc huyện Xuân Trường.

- Phía bắc giáp với các xã Thọ Nghiệp và Xuân Phú thuộc huyện Xuân Trường.

Xã Giao Tiến gồm 03 đơn vị hành chính: HTX Quyết Tiến; HTX Quyết Thắng; HTX Hùng Tiến.

Xã có diện tích 8,73 km²]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Giao Tiến có dân số (theo điều tra Dân số năm 2019 là : 17.700 ngườiTheo hộ tịch của xã là: 18.500 người. Con số điều tra Dân số không tính những người tạm vắng.

Bản đồ tỉnh Nam Định trước cơn Đại hồng thủy năm 1787.Sông Hồng (màu xanh) chảy theo sông Sò bây giờ và đổ ra cửa Hà Lạn.

 Bản đồ tỉnh Nam Định sau cơn Đại  hồng thủy năm 1787. Sông Hồng (màu xanh) chảy thẳng ra cửa Ba Lạt. Tạo ra dòng sông mới như hiện nay.

I- Hoàn cảnh lịch sử hình  thành làng Hoành Nha –xã Giao Tiến.

    Năm 1427, đất nước Đại Việt  dưới ngọn cờ của vua Lê Lợi giành được độc lập sau 20 năm xâm lược của nhà Minh. Đất nước được thanh bình, việc khai khẩn đất hoang được khuyến khích phát triển. Nhưng sự thanh bình của đất nước không lâu thì nước ta lâm vào cảnh tranh giành quyền lực của các phe phái của tập đoàn phong kiến triều Lê sơ:

- Vụ án “Lệ chi viên”: Năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần Khu Đông Bắc, về nghỉ  và dự tiệc tại nhà Nguyễn Trãi, vua Thái Tông  đã bị đột tử. Bọn gian thần có hiểm khích với Nguyễn Trãi đã vu cho Nguyễn Trãi sai vợ bé bÐ Thị Léđã đầu độc vua Thái tông. Thế là 3 họ của Nguyễn Trãi bị sát hại.

- Vụ cướp ngôi của Lê Nghi Dân: Năm 1459, Lê Nghi Dân đã giết Lê Nhân Tông ( con vua Lê Thái Tông) để giành ngôi vua. Năm 1460, các cựu thần nhà Lê trong đó có Nguyễn Xý, Định Lễ đã tập trung lực lượng, giết Lê Nghi Dân và lập Lê Tư Thành lên làm vua lấy hiệu là Lê Thánh Tông. Thời gian Lê Thánh Tông ở ngôi có hai niên hiệu:

- Quang Thuận (1460-1469);

- Hồng Đức (1470-1497).

- Năm 1483, hoàn chỉnh Bộ Luật Hồng Đức, đã sớm đưa Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền đầu tiên của thế giới:

1- Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với sự xâm lược từ bên ngoài;

2- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

3- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

4- Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh, hạn chế ngoại thương;

5- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng;

6- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế;

      7- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ (khác với luật pháp Trung Hoa đương thời, luật Hồng Đức cho phép phụ nữ có quyền ly hôn, con gái trong gia đình có quyền thừa kế tương đương với con trai, con gái lấy chồng không nhất thiết phải qua sự cho phép của cha mẹ

      8- Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến.

- Nhìn chung Bộ Luật Hồng Đức có nhiều tiến bộ. MÆt trái của nó là có nhiều chính sách hà khắc, phân biệt giai cấp và kỳ thị con người như:

- Cấm con cháu các thành phần đối kháng, con nhà mõ sãi, con nhà hát xướng không được tham gia thi cử, không được giữ chức sắc  trong bộ máy hành chính Nhà nước. Từ những hạn chế của Luật Hồng Đức, nhiều người thuộc các thành phần trên ( là những đối kháng trong các cuộc binh biến)  muốn đổi đời buộc phải tìm nơi mai danh ẩn tích.

- Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông cho thành lập trấn Sơn Nam.

Trấn Sơn Nam bao gồm 11 phủ, trong đó tất cả có 42 huyện:

1- Phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Nội) quản lĩnh 3 huyện: Thanh Đàm, Thượng Phúc và Phú Xuyên.

       2- Phủ Ứng Thiên (nay thuộc Hà Nội) quản lĩnh 4 huyện: Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh và Hoài An.

3- Phủ Lý Nhân (nay là tỉnh Hà Nam) quản lĩnh 5 huyện: Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm và Bình Lục.

       4- Phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên) quản lĩnh 5 huyện: Đông An, Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi và Phù Dung.

       5- Phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) quản lĩnh 4 huyện: Nam Chân, Giao Thủy, Mỹ Lộc và Thượng Nguyên.

       6- Phủ Nghĩa Hưng (nay thuộc tỉnh Nam Định) quản lĩnh 4 huyện: Đại An, Vọng Doanh, Thiên Bản và Ý Yên.

       7- Phủ Thái Bình (nay thuộc tỉnh Thái Bình) quản lĩnh 4 huyện: Thụy Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi và Đông Quan.

       8- Phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Thái Bình) quản lĩnh 4 huyện: Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê và Thanh Lan.

       9- Phủ Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Thái Bình) quản lĩnh 3 huyện: Thư Trì, Vũ Tiên và Chân Định.

      10- Phủ Trường An (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) quản lĩnh 3 huyện: Gia Viễn, Yên Mô và Yên Khang.

      11- Phủ Thiên Quan quản lĩnh 3 huyện: Phụng Hóa (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), An Hóa và Lạc Thổ (nay thuộc tỉnh Hòa Bình).

       Trong thời gian này miền Giao Thủy quê ta còn hoang sơ, là những bãi lầy mới hình thành; Đất đai phì nhiêu, sự quản lý của Nhà nước chưa được chặt chẽ. Nhiều người từ tứ xứ đến quần cư. Làng Hoành Nha được hình thµnh trong giai đoạn lịch sử này;

- Đặc điểm lịch sử: Khi làng Hoành Nha được hình thành, lúc đó là một làng sát biển; Dân di chuyển xuống có nhiều thành phần hỗn tạp. Phần lớn là dân lao động nghèo khó các nơi  xuống khai hoang lấn biển để mưu sinh. Có một số chính nhân, quân tử do bất đồng chính kiến với chính quyền nên về ở ẩn ( để tránh sự truy sát của triều đình).

II- Quá trình phát triển của xã Giao Tiến:

       Xã Giao Tiến hiện nay được thành lập năm 1969 trên cơ sở sáp nhập các xã Giao Tiến (cũ), Giao Hùng và Giao Thắng.

       Nguyên nơi đây trước kia được gọi là làng Hoành Nha, hình thành từ thế kỷ 15. Theo quyển "Hòe Nha Lục", một tư liệu địa phương, thì khởi thủy làng Hoành Nha do cụ Tổ họ Nguyễn Khải (còn gọi là cụ biểu Khải),  là Nguyễn Thịnh Công, người gốc Hòe Nhai (Bắc thành Thăng Long, nay ở Hà Nội vẫn còn một con phố tên Hòe Nhai), chiêu mộ dân tán đương thời xuống vùng biển Sơn Nam Hạ, lập ấp, lấy tên cũ đặt cho ấp mới là ấp Hoè Nhai, huyện Giao Thủy, thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam vào khoảng niên hiệu Diên Ninh năm thứ III (1456). Sau đó, cô Hoàng Công, tự Võ Tâm, cũng chiêu dân xuống lập ấp, lập nghiệp nơi đây cùng họ Nguyễn vào khoảng niên hiệu Hồng Đức thứ 23(1492, năm nhâm Tý).

       Cương vực ban đầu của ấp Hoè Nhai ở tả ngạn sông Nhị Hà (sông Hồng) phía lưu vực của Hà Lạn. Đông Bắc giáp ấp Dương Liễu (Thái Bình) liên hệ gián cách nhau bằng dòng chảy qua cồn bãi biển bằng cầu nhỏ, buộc lại bằng vài ba chiếc lạt. Sau này mang tên cửa Ba Lạt, Bắc và Tây Bắc đối ngạn sông Nhị Hà là ấp Trà Lũ. Đông, Nam còn lại là bãi bùn s×nh lầy, bờ biển vịnh Bắc Bộ. Ấp Hoè Nhai ở vào khoảng thị trấn Ngô Đồng ngày nay.

       Việc hình thành làng ấp diễn ra hàng thế kỉ. Các dòng họ khác tiếp tục xuống gia nhập ấp Hoè Nhai như các họ: Họ Vũ (ba họ) Cao, Hoàng, Phạm thôn thượng, Lê, Mai, Hoàng thôn chính, Phạm thôn trung… đều trải qua nhiều năm nhiều thế hệ khai hoang lấn biển, làm thuỷ lợi ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất. Xây dựng mọi mặt thành một xã hội hoàn chỉnh ở ven biển, kiểu một công xã nông thôn ngày trước. Nhưng quá trình xây dựng làng ấp nơi đất mới ở cửa sông dẫn ra biển chưa ổn định bị sụt lở.

       Khoảng năm đầu niên hiệu Dương Hoà (1635) lúc đó đã chuyển dần một số công trình cố định vào một bộ phận dân cư lùi xuống phía cửa biển Hà Lạn tiếp tục khai khẩn thêm ruộng đất, xây dựng làng ấp.

       Năm Chiêu Thống nguyên niên (1787) vào ngày 15 tháng Tám âm lịch gặp trận bão lũ lớn, ấp Hoè Nhai bị cuốn trôi. Các tộc trưởng trong làng phải chiêu hồi các dân lưu tán và chuyển theo hướng cửa Hà Lạn (khu Cựu Thượng) ngày nay. Như vậy Hoè Nhai từ tả ngạn sông Hồng đã chuyển qua Hữu Ngạn và đổi tên là làng Hoành Nha. Về sau các xã kế cận đều lấy chữ Hoành đặt tên chữ đầu cho xã như Hoành Tam, Hoành Tứ, Hoành Tứ, Hoành Lộ .vv. . Câu Nan Chân (Nam trực) thất Cổ, Giao Thủy lục Hoành có từ đó.

        Do nhiều năm chiến tranh, loạn lạc, địa bàn dân cư thay đổi nhiều lần. Mãi tới năm Gia Long thứ II (1803) mới xác định điền bạ (khảo điền), kéo dài 12 năm (1816) mới hoàn thành. Cương vực xã Hoành Nha lúc đó cơ bản là địa giíi xã Giao Tiến hiện tại.

III-  Xã Giao Tiến  rất hiếu học:

        - Đặc điểm lịch sử: Khi làng Hoành Nha được hình thành, lúc đó là một làng sát biển; Dân di chuyển xuống có nhiều thành phần hỗn tạp. Phần lớn là dân lao động nghèo khó các nơi  xuống khai hoang lấn biển để mưu sinh. Có một số chính nhân, quân tử do bất đồng chính kiến với chính quyền nên về ở ẩn ( để tránh sự truy sát của triều đình).

Tr­ường Trung học co sở xã Giao Tiến     

 Đền thôn Thượng   

  Chùa thon Chính

Cây đề có tuoir trên 300 năm

 Cổng làng xã Giao Tiến

 Tam quan chùa thôn Trung

Đình chợ xã Giao Tiến

Chùa thôn Chính

Nghiã trang Liệt sỹ xã Giao Tiến

Do vậy việc học  hành, thi cử buổi đầu gặp nhiều khó khăn. MãI tới năm Kỷ Dậu (1729) dưới triều vua Lê Duy Phường (1729-17320), tức là gần 300 năm mới có người đỗ đạt. Tổ Hoàng Công Thức, tự Tôn Uyên (1701-1775), họ Hoàng Vọng  ông Hải  mới đỗ Sinh đồ  tức Tú tài,khi đó Tổ mới có 28 tuổi, đây là vị Tú tài đầu tiên của làng Hoành Nha và cũng là vị Tú tài đầu tiên miền Giao Thủy. Năm 1767, dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Tổ Hoàng Danh Thuân (họ Hoàng Vọng ông Hải) đỗ Cử nhân và được vào học  tại Quốc Tử Giám ( đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam thời phong kiến). Tổ Hoàng Danh Thuân là Giám sinh duy nhất của làng Hoành Nha và cả miền Giao Thủy  được học tại Quốc Tử Giám. Cụ đỗ Thủ Giám liền 3 khóa, nổi tiếng nhất tại Quốc Tử Giam. Chúa Trịnh Vương ( Trịnh Sâm(1767-17820)) đã phải thốt lên câu phê:

            “ Ngã vị Quôc gia, chấn tác văn phong duy chí  “ hải tân” xuất cát sỹ”

(Ta vì Quốc  gia, chấn hưng lại nền văn hóa nước nhà, tại những vùng biển xa xôI cũng xuất hiện những người tài giỏi).

        Không may cho Tổ Hoàng Danh Thuân và cũng không may cho họ Hoàng Vọng, cụ mắc bệnh trọng, Tổ không tiếp tục đi thi Đình được. Nếu thi thì học vị Tiến sỹ Tổ nắm trong tầm tay. Cụ đã than:

            “Ngã mạnh khang cường, tắc Hoàng môn kim bảng, tất sở ưu vi hĩ

(Giá ta khỏe mạnh, họ Hoàng tất hẳn có bảng vàng, bảng vàng ta làm thừa vậy”

            Những người  làng Hoành Nha  thời  phong kiếncó chức vụ lớn và  đỗ Cử nhân:

            1- Cụ Lê triều Giám sinh Hòang Danh Thuân (1736-1769) Giám sinh duy nhất làng Hoàng Nha ;

            2- Cụ  Cử nhân Lê Qủa  Dục (1833-1899): Đỗ Cử nhân năm 1867   dưới triều vua Tự Đức (1847-1883)Từng  tri phủ Phong  Doanh, năm 1886 tri phủ Ninh Bình.

            3- Cụ Cử nhân Vũ Đức Hợp (1831-?). Đỗ Cử nhân năm 1868., dưới triều vua Tự Đức (1847-1883). Cụ từng tri phủ huyện Thanh  Ba  ( Phú Thọ);

            4- Cụ Cử nhân Vũ Đức Khiêm ( có tư liệu Cụ mới đỗ Tú tài) Cụ từng tri phủ Thông Hóa tức toàn bộ tỉnh Bắc Kạn ngày nay.

            5- Cụ Cử nhân Lê Nguyên Cát, đỗ Cử nhân năm 1884; dưới triều vua Kiến Phúc (1884)

            6- Cụ Cử nhân Vũ Hữu Bân , đỗ Cử nhân khoa Đinh dậu (1897) dưới triều vua Thành Thái (1889-1907).

            Những Cụ có chức vụ thời chống Pháp và chống Mỹ:

           1- Cụ Vũ Đức Âu ,Đại biểu Quôc hội khóa I, Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang;

            2-Đại tá Công an Vũ Văn Xứng, Cục Trưởng Cục Cảnh sát Gia thông, Bộ Công an;

            3- Cụ Hoàng Văn Hỷ (cụ Tổng Hỷ) là Chủ tịch ủy ban Kháng chiến đầu tiên của xã;

            4-Cụ Mai Xuân Tú , Bí thư Chi bộ đầu tiên xã Giao Tiên, Bí thư Huyện ủy huyện Giao Thủy (thời sửa sai sau cảI cách ruộng đất)

Các danh nhân thời nay:

1- Ông Phạm Hồng Hà UV Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng

2- PGS-TS Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

3- Nhà giáo ưu tú Vũ Đức Thứ, nguyên hiệu trưởng trường thpt chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

4- Nhà giáo ưu tú Hoàng Thị Kim Thanh, nguyên hiệu trưởng trường thpt Xuân Trường Nam Định

5- Thiếu tướng Lê Huy Mai, nguyên phó tổng thanh tra Quân đội NDVN

6- Trung tướng GS-TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

7-Thiếu tướng TIến sỹ Hoàng Minh Ngọc, Cục Trưởng Cục Đồ bản, Bộ Quốc phòng (Thuộc họ Hoàng Vọng) ;

7-Cục Trưởng Cục quản lý chất lượng Bộ Xây dựng TS Hoàng Văn Nhu (Thuộc họ Hoàng Vọng);

8-Phó Tổng Giám đốc Tổng Cong ty quản lý Đường bộ Bộ Giao thông Vận tải TS Hoàng Tuấn KHoát (Thuộc họ Hoàng Vọng);

9-Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai  T S Trịnh Xuân Trường;Ngày 9/11/2020. Hội đòng nhân dân tỉnh Lòa cai đã bầu ông Trịnh Xuân trường làm Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

10- GS-TS NGUYỄN VĂN THƯỜNG,Giám đốc bệnh viện gia liễu Trung ương

11- GS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng viện Di Truyền Nông nghiệp

12- GS.TS Lê Khánh Phồn, Nhà giáo nhân dân, Đại Học Mỏ Địa chất.

11--TS Cao Tường Huy Phó Chủ Trường trực  tịch tỉnh Quảng Ninh;

            Giao Tiến là xã có phong trào “Khuyến học “ rất cao;

            Tỷ lệ người có trình độ Đại học trên đầu dân số vào loại cao nhất cả nước.

            Xã hiện có: trường Mầm non với 3 khu, khuA, khuB và khuC dều dã dược công nhận đạt chuẩn Quốc gia,xanh sạch dẹp. Có 03 trường cấp I dã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2,xanh sạch đep và 01Trường Trung học cơ sở Giao Tiến cũng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2005, xanh sạch đẹp.

            Hệ thống y tế phát triển mạnh mẽ, trạm y tế đã có Bác sĩ làm việc.

IV- Đời sống Văn Hóa

Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông. 

            - Sau khi lập ấp Hòe Nha, cụ Thái tổ họ Nguyễn dựng ngôi đền Thủy thần trấn ngạn ngay tại cửa sông bằng tranh tre.  Năm 1613,  ông Tổ thứ năm họ Phạm hiệu Từ Phúc cùng một nhóm cư dân làm nghề khai thác tre gỗ ( buôn bè) ở thượng nguồn đã  rước chân nhang từ miếu Sơn thần về thờ ở cửa sụng tại ấp Hoố Nha, lấy tờn hiệu “ Cửa ngòi Đại vương” sau đổi làà "Đà Giang Đại Tôn Thần" Sau khi chuyển cư về nơi ở hiện nay thì bát hương được đưa về  thờ ở đền thôn Trung (hiện nay bát hương vẫn còn). Như vậy Đền thôn Trung là nơi thờ tự đầu tiên của làng Hoành Nha. Sau này khi dân số phát triển, kinh tế phồn vinh, làng Hoành Nha lại xây thêm đền thôn Chính, thôn Thượng

            Khoảng năm 1635 (niên hiệu Chính Hòa thứ nhất ). Đất cửa sông có nguy cơ sạt lở , xã đã chuyển về khu Cựu Thượng , chia xa thành ba thôn.  Có thể nói thôn Trung là trung tâm văn hoá  làng Hoành Nha của 563 năm về trước. Trước đây, thời phong kiến, khi làng rước, mặc dù thôn Trung là thôn nhỏ hơn thôn Thượng, thôn Chính nhưng kiệu của thôn Trung luôn được đi trước.

             Các sắc phong triều Lê đều ghi là “Cửa ngòi Đại vương”. Các sắc phong triều Nguyễn cải hiệu là “ Đà giang Đại tôn thần” ( cả 3 miếu có 39 Đạo sắc phong). Đồng thời việc thờ Thần có thờ các vị Tổ đã có công lập ấp , dựng ấp Hòe Nha cùng các vị có công trong vụ”Phù sa điền án”.

           Cả 3 ngôi đền đều xây bằng gỗ vào cuối thế kỷ 16.

         -Ba ngôi miếu được tái thiết quy mô, giữ lại một phần cốt:

-Miếu thôn Chính

Trùng tu lại

1933-1936

-Miếu thôn Thượng

Trùng tu lại

1940-1942

-Miếu thôn Trung

Trùng tu lại

1947-1952

 

              Chùa cổ của xã Giao Tiến có tại thôn Chính và thôn Thượng. Năm 1995 Các khu Đền, Chùa đã được Bộ văn hóa thông tin cáp bằng KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA. Năm 2014 xây thêm chùa thôn TRung

           - Theo tục lệ của làng  Đinh  của  3 thôn tế 2 năm 1 lần (vào năm chẵn) mở hội toàn xã, vào ngày 14, 15 tháng giêng (tết nguyên đán) làm lễ rước thần quy mô: Rước thần Hoàng 03 miếu, tổ của các họ quy về một địa điểm, thường ở miếu Trung, miếu Thượng hoặc miếu Chính hoặc đình Giữa hoặc đình Chợ. Thời gian mở hội thường 05 – 07 ngày có các nghi thức kèm theo như: Chèo hát, Cờ người, Đấu vật, bơi Trải, thi Võ, nấu Cơm, yến lão… Từ sau Cách mạng tháng 8 bỏ lễ hội, đến năm 1995 mới được khôi phục lại.

            - Hiện tại, xã Giao Tiến hiện nay có trên 500 cơ sở thờ tự.

            -Lễ Bái niên, ngay từ khi hình thành làng Hoành Nha, làng đã có tục Lễ Bái niên. Các cụ có tuổi chẵn là  60, 70, 80, 90, 100 tuổi, được họ, làng làm lễ mừng thọ, sau một xã bên cũng học theo. Ngày nay Lễ mừng thọ đã được Nhà nước công nhận trên toàn đất nước.

V- Thành tích của xã Giao Tiến

1-Bà mẹ Việt Nam anh hùng : 15 Bà, trong đó:

            -Thời chống Pháp 8 bà;

            -Thời chống Mỹ 7 Bà.

2-Liệt sỹ : Tổng cộng là 320 Liệt sỹ, trong đó:

            -Thời chống Pháp là 77 Liệt sỹ;

            -Thời chống Mỹ là 223 Liệt sỹ. VI-Niên biểu tóm lược:

1- Năm 1456, thời vua Lê Diên Ninh thứ 3: Lập ấp Hòe Nha

Do cụ Nguyễn Thịnh Công mộ dân xuống lập ấp;

- Năm 1492, thời Lê Thánh Tông , năm Hồng Đức thứ 23. Họ Hoàng Vọng,  Tổ Vô Tâm xuống lập ấp.

- Năm 1492, Lập đền thờ trấn ngạn ở cửa sông thờ Thủy thân.

- Năm 1613, Cụ Tổ 5 đời họ Pham: cụ Từ Phúc rước chân nhang ở Thác Bờ, về thờ ở cửa sông , xác định là Thần hoàng cho xã.

- Năm 1635, chuyển về xây ở Cựu Thượng, xây bằng gõ gạch quy mô;

- Chia xã thành 3 thôn theo tỷ lệ 13 phần (theo dân số  cso công lập ấp):

Thôn Thượng 7/13, Thôn Chính 5/13, thôn Trung 1/13;

- Hai thôn Chính, Trung kiến tạo miếu riêng và hiệp tự một ngôi thành hoàng của xã.

- Năm 1787, Ba lạt phá hội (sông Hồng không chảy theo sông Sò mà đổ thẳng ra cửa Ba Lạt như ngày nay), tập hợp tái định cư làng xã;

- 1803-1816, vụ phù sa điền án, khảo điền (1802);

- Năm 1821-1826,  cuối năm 1825 đến đầu năm 1826, vụ khởi nghĩa của Phan Bá Vành lan tới địa phương.Làng Hoành Nha là một trong những căn cứ của Phan Bá Vàng. ( năm 1821 khảo đinh, lập địa bạ cho xã).

- Năm 1826-1841: Vụ tam trưng điền án ( kiện tranh chấp ruộng với Trà Lũ).

- Năm 1850; Chùa Thượng, chùa Chính lần lượt tái thiết quy mô ở vị trí hiện nay;

- Ba thôn ba ngôi miếu;

- Xây Văn Chỉ , lập Hội Tư văn;

- Xây dựng đình lớn ở mỗi thôn (Công quán); Xây miếu Bách linh ở nghĩa trang từng khu, sau cải cách các công trình bị phá bỏ, nay chỉ còn đình chợ.

- Năm 1857, xã được Triều đình phong tặng bức đại tự “ Thiên tục khả phong”, ( do xuất kho nghĩa thương giúp dân Kiến Xương , Thái Bình bị nạn châu chấu phá.

- Năm 1847-1871, Viêt Hòe Nha lục;

- Năm 1851, Tuần vũ Nguyễn Túc (Phương Để) mở trường luyện vẵn cao cấp tại xã, tiếp đó là Tiến sỹ Đỗ Phát;

- Năm 1860-1873,  có phong trào tham gia mộ quân chống Pháp;

- Năm 1869-1879, Hoàng giáp Phan Văn Nghị thiết trướng tại xã , cả làng luyện văn và luyện võ.;

- Năm 1936-1939, Phong trào Mặt trận bình dân làm tơi, khêu gợi tinh thần yêu nước chống chế độ thuộc địa hà khắc, đòi dân chủ, 1942-1943, cấp điền toàn xã

- Năm 1942, Ông Vũ Đức Âu thành lập Hội Tương thân (thành lập ngày 1/3/1942 ) là ngày lề đầu năm của chùa. Hội lúc đầu có 29 người.. Hội Tương thân đã cử ông Cao Xuân Hạ ra tranh cử Lý trưởng. Hội đồng Kỳ mục đã bầu cho ông Ha. Ông Cao Xuân Hạ là những cán bộ Tiền khởi nghĩa.

- Năm 1944-1945, cùng toàn quốc , các tổ chức cứu quốc chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 năm 1945 lan rộng cả xã. nạn đói năm 1945 gây chết rất nhiều người phổ biến khắp ba thôn. Kết thúc bằng phong trào phá kho thóc của Nhật. Cứu đói cho dân và chuyển sang cướp chính quyền ở địa phương,cách mạng tháng 8 thành công.

- Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên xã Giao Tiến đi bầu Quốc hội nước Việt  Nam Dân  chủ - Cộng hòa, 100% dân xã Giao Tiến đi bỏ phiếu, ông Vũ Đức Âu xã ta trúng Đại biểu Quốc Việt Nam Đan chủ – Công hòa.

- Ngày 21/5/1947, Thành lập Chi bộ xã Giao Tiến tại nhà cụ Hoàng Bá Nguyên (hậu duệ đời thứ 14 họ Hoàng Vong) tại thôn Quyết Thắng gồm:

            1 Đ/C Mai Xuân Tú, Bí thư Chi bộ;

            2- Đ/C Hoàng Bá Nguyên, Đảng viên;

            3-Đ/C Lê Tích Rựng , Đảng viên,

            4- Đ/C Vũ Văn Ngữ , Đảng viên;

            5-Đ/C Hoàng Văn Nghị, Đảng viên.

-Chi bộ xã Giao Tiến được tỉnh ủy Nam Định công nhận vào tháng 7 năm 1949.

-Ngày 11/6/1954, may bay giặc Pháp đã ném bom xuống hai thôn, Toàn Thắng, Quy Chính, giêt  chết 52 th­ờng dân vô tội

-Năm 1969, tái lập xã Giao Tiến. Trên cơ sở  sáp nhập 3 xã Giao Tiến, Gioa Hùng và Giao Thắng.

-Năm 1995, ba khu chũa, miếu xã Giao Tiến được Bộ Văn hóa công nhận “Di tích lịch sử”.

-Năm …? , được công nhận xã Anh hùng thời chống Pháp.

(Hiện còn tiếp tục sưu tầm)

VI- Nhận xét

-Khi hình thành làng Hoàng Nha – Giao Tiến là thời điểm có nhiều biến thiên của lịch sử, có nhiều những yếu nhân đã mai danh ẩn tích xuống đất này .nên có nhiều nhân  tài. Bởi vậy người Hoành Nah có nhiều người thông minh.

-Giao Tiến là xã thường bị giảm dân số cơ học. Con người Giao Tiến sinh ra lớn lên cố gắng học hành  tài giỏi để đi làm lãnh đạo. làm giầu. Hiện dân số xã Giao Tiến là trên 17 nghìn người, dự tính người Giao Tiến có khắp đất nước và trên thế giối là trên 5 vạn người.

-Con người Giao Tiến hiện đang giữ nhiều trọng trách trên khấp mọi miền đất nước.

-Kinh tế xã Giao Tiến ngày một phát triển.