Thư gửi họ hoàng!

HOÀNG VỌNG TỘC MUÔN NĂM

黃望 族萬 歲

Nam Định, ngày  18 tháng 7 năm 2022

 Thông báo

(Đặc biệt của họ Hoàng Vọng Tộc)

    Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Dân tộc ta. họ Hoàng Vọng tộc ta đã có 15 Liệt sỹ. Để ghi nhớ công ơn các Liệt sỹ, Ban Khánh tiết của dong họ đã Quyết định lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày giỗ chung co tất cả 15 Liệt sỹ trong dòng họ'

      Ngày 27/7 năm náy, họ Hoàng Vong tộc tổ chức giỗ đầu tiên cho các Liệt sỹ trong dòng họ.

      Ban Khánh tiết, kính mời tất cả các thân nhân Liệt sỹ, các cụ từ đời 14 trở lên và tất cả các con cháu trong dòng họ. Đúng 8 h, 30 ngày 27/7/2022 về Nhà thờ họ Cả dự Lễ Giỗ các Liệt sỹ và thụ Lộc./.

Trưởng Ban Khánh Tiết

Hoàng Văn Mạnh

Tiểu sử, thành tích của các Liệt sỹ họ Hoàng Vọng tộc;

(Báo cáo nhân ngày giỗ các Liệt sỹ 27/7/2022)

Kính thưa:

-Các vị lãnh đạo Đảng, Chính quyền thôn, đội, xã Giao Tiến;

-Các quý vị Đại biểu;

-Toàn thể các hậu duệ của Thái Tổ họ Hàng Vọng Tộc;

I- Nhìn lại quá trình Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước :

-Dân tộc ta đã làm  được hai việc lớn:

-Một là : Bảo toàn được lãnh thổ, mở rộng khai phá đất phương Nam;

-Hai là: Giữ được bản sứa Dân tộc, giữ được chủ quyền lãnh thổ và độc lập tự do.

-Hai việc lớn trên thể hiện qua các Thời đại:

1-Thời Lý, được thể hiện qua các bài thơ của Lý Thượng Kiệt:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư;

Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư;

Như hà nghịc lỗ lai xâm phạm;

Nhứ đảng hành khan thủ bại hư

Dịch:

Sông núi nược Nam vua nam ở;

Rành rành định phận tại sách trơi;

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm;

Bọn bay sẽ bị đánh tơi bời .

2-Thời đại vua Quang Trung, được thể qua lời hịc kêu gọi đánh quân nhà Thanh:

" Đánh để cho dài tóc;

-Đánh để cho đen răng;

Đánh cho chích lân bất phản;

Đánh cho phiến giáp bất hoàn;

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng duy hữu chủ".

3-Thời đại Hồ Chí Minh, được thể hiện qua " Bản tuyên ngôn độc lập".

"Nước Việt Nam có quyền hươnmgr tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể Dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lươngj, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do , độc lập ấy".

-Với ý trên - Việt Nam đã:

-10 Năm chống Pháp và thắng Đế quôc Pháp;

-20 năm chống Mỹ và thắng Đế quôc Mỹ;

-Hơn 40 năm chống thù trong giặc ngoài, khắc phục các tàn lạc hậu, quan liêu, trì trệ, bảo thủ, tham nhũng do lịch sử để lại . Đánh thức 4.000 năm lịch sử , chắt lọc những tinh hoa của thời đại để có sự đổi mối như ngày nay:

-Từ một nước lạc hậu trở thành một nước đang phat triển

Như Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng đã khảng định:

" Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".

Để có được cơ đồ, tiềm lực vị thế và uy tín như ngày nay; đất nươc ta đã hy sinh 1.200.000  các Anh hùng Liệt sỹ. Tình nam Định ta đã có 36.000 Liệt sỹ, xã Giao Tiến ta có 320 Liệt sỹ. Họ Hoang Vọng  ta đã có 15 người con ưu tú đã hy sinh tuổi thanh xuân an nghỉ tại khắp mọi miên của đất nươc.

-Hôm Nay ngày 27/7/2022, con cháu họ Hoáng Vọng, xin ôn lại những trang sử hào hùng của các Liệt sỹ trong dòng họ:

II-Tiểu sử và thành của các Liệt sỹ của họ Hoàng Vọng:

1-Liệt sỹ Hoàng Văn Hành, tên hiệu Lương Ngọc, sinh năm 1919, Đời thứ 14, thuộc Cảnh Nhì, Phái 4, Chi 2;

Quê quan xã Gaio Tiên , huyện Gao Thủy, Nam Định;

Nhập ngũ năm 1946,

Thành tích của Liệt sỹ:

Năm 1946, nghe theo lời kêu gọi của Bac Hồ, Ông đã gia nhập " Vệ quốc quân", Ông đẫ tham gia hàng trăm trận chống Pháp. Chiến công đặc  biệt là trận đánh Pháp tại đồn Phủ Thông ( tỉnh Bác Kạn.

    Ngày 7/10/1947 Binh đoàn đổ bộ đường không của quân đội Viến chinh Pháp với gần 1.200 người đã nhảy dù xuông thị xa Bác Cạn . Ngày 15/10 chúng chiếm đóng đồn Phủ Thông, đồn cách Phủ Thông 300 mét ngay trên Quôc lộ 3. Đồn có khoảng trên 150 tên địch. được trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại.

     Nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ngày 8/10/1947; với quyết tâm khai  thông Quôc lộ 3 lên biên giối Việt Trung . Đấy là một chiến công lớn , là trận đánh công kiên đầu tiên của Quân đội Nhan Dân Việt Nam, vũ khí ta còn thô sơ, hỏa lưc của địch quá mạnh . Bộ đội ta hy sinh rất nhiều. Trong đó có Liệt sỳ Hoàng Văn Hành của chúng ta. Liệt sỹ đã nằm tại chân đèo Giàng (Phủ Thông -Bắc Cạn):

     Sự hy sinh của Liệt sỹ đã gop phần cho Chiến dịch Biên giới , tạo điều kiện thuận lợi cho Chiến dịch Điện Biên chấn động địa cầu, góp phần đánh bại giặc Pháp ,lập lại hòa bình cho miền Bắc.

    Với thành tích trên, Liệt sỹ đã được truy tặng Hân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.

    2- Liệt sỹ Hoàng văn Liễu: Hiệu Anh Dũng, sinh năm 1947, đời thứ 14;

-Thuộc Cành Thứ, Phái 4, Chi 8;

-Quê quán Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1965, lúc này cuộc kháng chiến Chông Mỹ cứu nước vô cùng ác liệt. Tại chiến trường Miền Nam Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận  chống Mỹ ác liệt. Liệt sỹ đã tham gia " Cuộc tổng tiến công xuân Maauk thân lịch sử". Góp phần vào cuộc giải phóng Miên Nam, thống nhất đất nược.

  Với thành tích và ccoong lao đóng góp của Liệt sỹ, Nhà nược Việt Nam đã truy tặng Liệt sỹ Huân chương kháng chieens chống Mỹ hạng Nhất.

   3- Liệt sỹ Hoàng văn Lâm, Hiệu Trí Dũng, sinh năm 1950, Đời thứ 14;

   Thuộc Cành Thứ, Phái 4, Chi 8;

Quê quán ; Giao Tiến ,Giao Thủy, nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1968, lúc này cuộc kháng chiến đang ở lục gay go ác liệt. Tại chiến trường Miền nam, Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận chống càn, vây lấn chống Mỹ. Liệt sỹ đã chịu bao hy sinh gian khổ đói rét, màn trời chiếu đất để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

-Với sự đóng góp trên, Liệt sỹ đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

4- Liệt sỹ Hoàng Văn Đặng, Hiệu Hoài Ân, sinh năm 1943, Đời thứ 14;

-Thuộc cảnh Thứ, Phái 4 , Chi 8.

-Quê quán Giao Tiến, Giao Thuyer, Nam Định,

-Quân hàm Trung úy, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1965, luc này cuộc kháng chiến chông My đang trong đoạn vô cung tần khốc . Tại chiến trương Miền Nam Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận đánh Mỹ trực diện, chống càn, vây lấn tiêu diệt Mỹ. Liệt sỹ đã tham gia cuộc " Tổng tiến công xuân Mậu Thân lịch sử" góp phần Giải phong Miền Nam , thống nhất đất nước;

  Vơi thành tich trên, Liệt sỹ đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng tặng " Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất"

5-Liệt sỹ Hoàng Văn Tục ( tức Phúc), Hiệu Trí Dũng , sinh năm 1952, Đời thứ 14;

-Thuộc  cành Thứ, Phái 4, Chi 8;

-Quê quan Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ : Liệt sỹ nhập ngũ năm 1970, thời gian này cuộc Kháng chiến chống Mỹ vô cùng ắc liệt. Tại chiến trường miền Nam, Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm cuộc hành quân đánh Mỹ, vây lấn tránh chấp với quân Mỹ, dưới mưa bom, bão đạn của quân thù. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với quân Mỹ, Liệt sỹ cùng nhiều đồng đội đã hy sinh, góp phần rất lớn cho công cuộc thắng Mỹ và thống nhất đất nước.

-Với sự đóng góp công lao của Liệt sỹ, Nhà nược Việt Nam đã truy tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

6-Liệt sỹ Hoàng Văn Tiêu, Hiệu Anh Dũng, sinh năm 1951. Đời thứ 14;

-Thuộc cành Thứ, Phái 4, Chi 6,

-Quê quán Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1969, lúc này cuộc Kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt.. Tại chiên trường Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm cuộc chiến đấu chông Mỹ cứu nước dưới mưa bom bão đạn của quân thù tại chiến trương B2, góp phần vào cuộc giải phóng  Miền nam, thông nhất đất nước;

-Với công lao to lớn của Liệt sỹ, Nhà  nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

7-Liệt sỹ Hoàng Văn Hùng , Hiệu Anh Dũng Phủ Quân, sinh năm 1930, Đời thứ 14;

-Thuộc Cành Thứ, Phái Tổ Xã Điển, Chi Tổ Hoàng Kim Đan,

-Liệt sỹ nhập ngũ năm 1946, hy sinh nam 1949;

-Thành tích của Liệt sỹ: Nghe theo tiếng gọi " Toàn cuốc kháng chiến chống Pháp " của Bác Hồ. Năm 1946 Liệt sỹ đẫ xung phong gia nhập " Vệ quốc quân" ;

-Thời gian này cuộc kháng chiến chông Pháp vô cùng ác liêt, Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm cuộc chống càn của giặc Pháp, góp phần kháng chiến thành công trong công cuộc chống Pháp;

-Với thành trên, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhât.

8- Liệt sỹ Hoàng Văn Khắc, Hiệu Trung Dũng, sinh năm 1931, Đời thứ 15.

-Quê : Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thuộc Cành Thứ, Phái Nhì, Chi Trưởng;

-Thành tích của Liệt sỹ : Nghe theo tiếng gọi " Toàn cuôc kháng chiến chống Pháp" của Bác Hồ, năm 1946, Liệt sỹ đã xung phong tham gia " Vệ quốc đoàn", làm Cảnh vệ huyện Giao Thủy , sau tham gia " Về quốc quân" thuộc sư Đoàn QK3 , Truing đoàn 34, Tiểu đoàn 57,Đại đội 147. Liệt sỹ đã tham gia nhiều cuộc chống càn của giặc Pháp.

   Tháng 10 năm 1949, cha Lê Hữu Từ đã thỏa thuận vơi thực dân Pháp, cho quân Pháp nhảy dù chiếm đóng thị trấn Phát Diệm (thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình) để mở rộng " Khu tự trị công giáo" . Lúc này thế địc rất manh. Luc này đơn vị của Liệt sỹ đang đong tại hyện Yên Khánh , tỉnh Ninh Binh., được lệnh rút về Chiến khu Thanh Hóa để bảo toàn lực lương. Đơn vị của Liệt sỹ rát theo đương Điền Hộ-Nga Sơn. Đơn vị cử hai 2 Đ/C la Hoàng Văn Khắc (Giao Thủy Nam Đinh) và Nguyền văn Y (Yên Bằng Ý Yên). hai Đ/C có nhiệm vụ đặt mìn phá cầu Giang Lại để cản được tiến công của giặc Pháp cho quân ta rút lui an toàn. Khi quân Phạp đến cầu Giang Lại, mìn của 2 Đ/C đã phá được càu Giang Lại, nhiều quân Pháp đề tội. Do  sông hẹp, quân Pháp còn lại tràn qua sông . Do 2 Đ/C còn phải thu khí tài nên bị chậm bị quân Pháp bắt được. Cúng bắn chết 2Đ/C tại chỗ để trả thù. Hai Đ/C hy sinh  ngày 23/10/1949. Tối hôm đó Dân quan xã Yên BÌnh, huyện Yên Mô dã làm lễ an táng cho 2 Đ/C tại ngay đầu cầu Giang Lại. Hiện nay, hài cốt của 2 Liệt sỹ đã được an táng Ngĩa trang huyên Yên Mô, tỉnh Ninh bình;

-Vơi thành tích trên, Liệt sỹ đã được Nhà nược Việt nam truy tặng Huân chương Kháng chiến chông Pháp hạng Nhất.

9-Liệt sỹ Hoàng Quốc Can, Hiệu Chính Tâm, sinh năm 1938, Đời thứ 15;

-Thuộc cành Thư, Phái 4, Chi 2;

-Quê quan Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1962 thuộc Tiểu đoàn 50 K 13. Thời gai này là buổi đầu của cuộc Kháng chiên chông Mỹ cứu nước, điều kiện đời sống tại chiến trường Miền Nam . Liệt sỹ đã tham gia cuộc "Tổng tiến công xuân Mậu Thân, góp phần giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước.

-Với công lao của Liệt sý, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

10-Liệt sỹ Hoàng văn Khôi, Hiệu Quảng Tín, sinh năm 1941, Đời thứ 15;

-Thuộc Cành Thứ, Phái 4, Chi 2;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1960, thuộc Ban Thông tin Trung ương Cục Miền Nam hy sinh tại đất Campuchia . Tại chiến trường K này, Liệt sỹ giữ vững thông tin liên lạc giữa "Bộ tổng tham mưu" với Trung ương cục miền Nam và các đơn vị chiến . Liệt sỹ đã chịu đựng gian đói rét giữa mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, góp phần thông nhất đất nước,

- Với công alo trên , Liệt sỹ đã được Nahf nược Việt nam truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

11-Liệt sỹ Hoàng Văn Thỏa, Hiệu Nghĩa Dũng, sinh năm 1944, Đời thứ 15;

-Thuộc cành Thứ, Phái 4, Chi 2;

-Quê quan Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định,

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1964, lúc này cuộc Kháng chiến chông Mỹ tại miền nam vô cùng ác liệt. Tại chiến trường miền Nam, Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận đánh Mỹ, tham gia cuốc Tổng tiến công xuân Mậu Thân, góp phần giải phóng miền Nam, thông nhất đất nươc;

-Với thành tích trên Liệt sỹ đẫ được truy tăng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. 

12-Liệt sỹ Hoàng Văn Bằng, Hiệu Anh Dũng, sinh năm 1943, Đời thứ 15;

-Thuộc Cành Thứ, Phái cả Chi Cả;

-Quê quán Gaio Tiên, Gaio Thủy , Nam Định;

-Thành tích củ Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ tháng 2 năm 1960, hy sinh tháng 4 năm 1964;

-Thời gian này cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt. Tại chiến trường miền nam. Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận đánh Mỹ, với điều kiện vô cùng gian khổ. Liệt sỹ đã tahm gia Tổng tiến công xuân Mậu Thân, góp phần giải phong Miền Nam , thông nhất đất nước.

-Với thành tích trên, Liệt sỹ đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

13-Liệt sỹ Hoàng Văn Nhuệ, Hiệu Chấp Chính, sinh năm 1949, Đời thứ 15,

-Thuộc Cảnh Thứ, Phái 4 ,Chi 2;

-Quê Giao Tiến, Giao Thủy , Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ tháng 8 năm 1966;

-Thuộc đơn vị : C3, F1, B2,

-Liệt sỹ đã tham gia giải phóng Miền Nam. Liệt sỹ đã tham gia hàng trăm trận chống Mỹ. Đặc biệt Liệt sỹ đã tham gia Tổng tiến công xuân Mậu Thâ, góp phần giải  phóng Miền Nma, thống nhất đất nước;

-Với công lao trên, Liệt sỹ đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

14-Liệt sỹ Hoàng Văn Rong, Hiệu Anh Dũng, sinh nam 1952, Đời thứ 15;

-Thuộc Cành Trưởng, Phái 4;

-Quê Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thành tích của Liệt sỹ: Liệt sỹ nhập ngũ năm 1970;

-Thuộc đơn vị: C3. F1, B2;

_-Liệt tham gia tại chiến Miền Nam, lúc cuộc chống Mỹ vô tàn khốc, chiến đấu hàng trăm trận dưới mưa bom, bão đạn , nhạt muối vơi cơm. Nhưng Liệt không chùn bước. Liệt sỹ đã góp công  giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước;

-Với công lao to lớn của Liệt sỹ đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chướng kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

15- Liệt sỹ Hoàng Thị Cậy, Hiệu Giản Dị, sinh năm 1958, Đời 15;

-Quê quàn Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định;

-Thuộc Cảnh Trưởng , Phái 4;

-Thành tích của Liệt sỹ: Khi Liệt sỹ  đến tuổi trưởng thành, lúc này Nhà nước đã thống nhất , nhưng các thế lực thù trong giặc ngoài gây nhiều tai họa cho đất nước; phía nam bọn Pon Bốt gấy hân, phía Bắc quân Trung Quôc bành trướng lãnh thổ. Tổ quôc lam nguy, " giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". Liệt sỹ lên đường tòng quân giết giặc - Ba hy sinh ngày 8/11/1979 (19/9 năm Kỷ Tỵ). Hiện hài cốt của Liệt sỹ đã được an táng tại Nghĩa trang Liệt xã Giao Tiến. Cho đến nay địa phương chưa làm được thủ tục truy tặng khen thưởng cho Liệt sỹ.

    Như vậy, trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ, ho  Hoàng Vọng chúng ta đã co 15 Liệt sỹ, những người con ưu tú của dòng họ đã cống hiện trọn đời vì sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.

-Với Đạo lý " Uống nước nhớ nguồn", Ăn quả nhớ kẻ trông cây", " Tri ân với những người đã khuất"

    Họ Hoàng Vong Tộc chúng ta tổ chức Lễ, Giỗ chung cho các Liệt sỹ;

-Lấy ngày 27/ 7 ( dương) là ngày gỗ chung cho các Liệt sỹ trong dòng họ

-Toàn thể con cháu họ Hoàng Vọng Tộc nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam  nói chung  " Đời đời biêt ơn các Liệt sỹ đã hy sinh xương máu để đem l;ại cho đất nước  : " Đất nước ta chưa bao giồ có được cơ đồ , tiệm lực và uy tín như ngày nay"

   Tổ quốc ta, non sông đất nước ta , Dân tộc Việt Nam ta, đời đời biết ơn các Anh hùng Liệt sỹ, biết ơn các đông chí Thương binh, Bệnh binh , các Bà mẹ Việt nam anh hùng, những người có công với Cách mạng. Mãi mãi biết ơn các gia đình đã hiến dâng những người con, người chồng, người cha thân yêu , người thân của gia đình mình cho nền độc lập tự do của Tổ Quôc.

Danh sách  con cháu tiến cúng vào Quỹ thờ cúng Liệt sỹ

1-Hoàng Tuấn Khoát ( Đời 15) tiến cúng 5 Triệu;

2-Hoàng Văn Thường (Đời 16) tiến cúng  3 Triệu;

3- Hoàng Văn Cương (Đời 16) đã tiến cùng 1 Triệu;

4-Hoàng Văn Quỳnh (Đời 16) Đã tiến cúng 1 Triệu;

5-Hoàng Thanh Bình (Đời 17) đã tiến cúng 1 Triệu;

6-Hoàng Thanh Phong (Đời 17) đã tiến cúng 20 Lít rượu men lá, nấu theo công thức người Mán ( do Quân khu I nấu)

 

 

 THƯ NGỎ

(Gửi toàn thể con cháu họ Hoàng Vọng tộc )

       Kính gửi: Các cụ cao niên, các con cháu họ Hoàng Vọng tộc.

       Từ năm 1492, Đưc Thái Tổ Vô Tâm xuống miền Hòe Nha dựng nghiệp. Trải 7 đời dòng họ ta không phát được thêm Đinh (chỉ một bố, một con). Mãi đến đời thứ 8 Tổ Tôn Uyên mới phát được đinh.

       Tính từ năm 1492,  đến nay (2020) đó được 528 năm. Trong 528 năm tồn tại, phát triển và  đồng hành cùng dân tộc, họ Hoàng Vọng tộc đến nay đó có hậu duệ đời thứ 19. Hiện họ Hoàng có:

       -Hai cành;

       -Tám phái

       -Mười sáu Chi

       -Số Đinh ( trai họ từ 18 tuổi trở lờn) là khoảng gần 600 suất;

       -Số trai họ  dưới 18 tuổi khoảng 300 người;

       -Ước tính con cháu của dòng họ ta là trên 1000 con cháu.

       Hiện số liệu  trên chưa chính xác (theo số liệu thu chu niên tại các Chi, Phái, hiện không con cháu chưa nộp chu niên). Hiện nay họ đó phát hành Sổ theo dõi Đinh tộc, đến nay chưa thực hiện xong. Số liệu chính xác xin kính báo sau.

       Di nguyện từ xa xưa của Tổ tiên ta là họ phải có ngôi Từ đường  đã có các chức năng:

       -Là nơi thờ cúng Tổ Tiên và tri ân các bậc Tiền Hiền  đã có công dựng nghiêp của dòng họ;

       - Là nơi ôn cố tri tân.Giáo dục con cháu thành người có tài, có ích cho dòng họ và cho xã hội;

      -Là nơi tôn vinh các bậc  cao niên được hưởng tuổi trời ban từ :60,70, 80, 90, 100 dến trên 100 tuổi;

     - Là nơi vinh danh các con cháu Tổ biết làm giàu cho đất nước, cho bản thân và có địa trong xã hội;

     -Là nơi vinh danh các con cháu Tổ có học vị từ : Thạc sỹ, Tiến sỹ, có học hàm tư Phó Giáo sư, Giáo sư trở lên;

         -Là nơi vinh danh các con cháu Tổ đạt thành tích về học tập;

       -Từ đường còn là một Nhà bảo tàng  lịch sử  của dòng họ;

       -Là trung tâm đoàn kết của tất cả các con cháu muôn đời;

       -Là  quê hưởng, là chốn đi về của muôn đời con cháu;

       - Là nơi nối quá khứ với hiện tại,  nối hiện tại với tương lai và nối quá khứ  với   muôn đời sau.

       Mãi đến năm Tự Đức thứ 13, năm Canh Thân (1860), Thúc Tằng Tổ Lý trưởng Hoàng Thế Thảnh, Hiệu Thuần Hậu, bàn với họ đã xây dựng Từ Đường. Đến năm Tự Đức thứ 14 thì hoàn thành xong. Với 27 suất Đinh, trong hoàn cảnh kinh tế thời đó cực kỳ khó khăn, họ Hoàng ta đã xây dựng một ngôi Từ Đường , tường xây, cột kèo, rui mè bằng gỗ tứ thiết, mái lợp ngói vảy rồng, khang trang ngang tầm thời đại hồi bấy giờ. Nhưng trải bao biến thiên của lịch sử và sự bào mòn của thời gian, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng.

      Qua bàn đi tính lại, năm 2018 họ ta mới  quyết tâm xây  dựng lại một Từ đường họ tầm cỡ Quốc gia. Đy là một công trình Văn hóa lớn ngang tầm thời đại, một kiệt tác , có sự đng góp của con cháu toàn họ Hoàng , công đầu thuộc hai ông  hậu duệ thứ 15: Ông Hoàng Sơn và ông Hoàng Lăng. Công trình này xứng đng để lưu truyền cho muôn đời con chàu mai sau:

      Công trình được xây dựng trên nền đất Từ đường cũ mà Tổ tiên ta đã chọn hướng. Công trình được xây hai tầng. Tầng trên để thờ phụng 10 đời Tiên  Tổ, tầng dưới để con cháu hội họp, lưu giữ các đồ tế lễ và là Nhà bảo tàng của dòng họ Vậy là di nguyện của các đời Tiên Tổ đã thành hiện thực

      Tất cả hoành phi, câu đối đều mang tính định hướng,  giáo dục và mang tính thời đại.

       -Từ đường với tầm cỡ Quôc gia như trên, đền thờ cũng phải tương xứng. Ngoài ra, họ còn cần tăng chân quỹ như:

       - Quỹ Thờ cúng;

       - Quỹ bảo thọ;

       - Quỹ Khuyến học;

       - Quỹ Bảo quàn Từ đường;

       - Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa, tình thương.

          Thay mặt cho Ban Khánh tiết của dòng họ, kính mong các con cháu họ Hàng Vọng tộc gần xa, trong nước và ngoài nước hướng về cõi Tổ, góp phần cho Từ đường Tổ ngày một khang trang. Các chân quỹ càng ngày càng lớn. Để họ ta tiến cùng thời đạii.

          Tiền gửi về theo Tài khoàn số: 3.204.205.092.043 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Giao Thủy. Chủ tài khoản ông Hoàng Vĩnh Tường hiện đang theo dõi tiến độ thi công  của dòng họ

Thay mặt  Ban Khánh tiết

TRƯỞNG BAN

Hậu duệ đời thứ 14

Cụ  Hoàng Văn Sáu